Câu hỏi: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ là
A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế các huyện phía tây.
B. tăng cường giao thương với các nước láng giềng.
C. phân bố lại dân cư, hình thành đô thị mới.
D. thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Lời giải:
Đáp án đúng: B – tăng cường giao thương với các nước láng giềng
Giải thích:
Khu kinh tế cửa khẩu là một công cụ phổ biến để chính quyền các nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với việc xây dựng và phát triển quan hệ đối ngoại tăng cường giao thương với các nước láng giềng. Khu kinh tế cửa khẩu được hiểu là một loại hình khu kinh tế, lấy giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu biên giới đất liền là nòng cốt, có ranh giới xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền với môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện tăng cường giao thương láng giềng gắn với bảo vệ an ninh biên giới.
Mô hình khu kinh tế cửa khẩu hiện nay đòi hỏi phải có kế hoạch phát triển đô thị, kinh tế – xã hội, cơ chế quản trị và thực thi chính sách hiệu quả, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới lực lượng lao động, liên kết kinh tế, đổi mới sáng tạo, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Làm tốt được điều này sẽ tận dụng được lợi thế khu kinh tế cửa khẩu, đồng thời góp phần vào sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh – quốc phòng.
Kiến thức mở rộng:
Có thể nói, các khu kinh tế cửa khẩu nói trên không chỉ góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng, thuận lợi hóa thương mại, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu vực biên giới, mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng biên giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương biên giới và rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền trong cả nước.
(i) Các khu kinh tế cửa khẩu cách xa trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của đất nước;
(ii) Dân cư tại các khu kinh tế cửa khẩu với dân cư địa phương lân cận của các nước láng giềng có sự tương đồng nhau về văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng và tôn giáo;
(iii) Có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế – xã hội – môi trường và chất lượng cuộc sống;
(iv) Hợp tác và giao lưu kinh tế dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng các bên cùng có lợi
Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, đánh giá kết quả phát triển Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam với 3 quốc gia chính là Trung Quốc, Lào và Campuchia.
– Về phát triển các khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc: Trong những năm qua, phát huy lợi thế có chung đường biên giới với Trung Quốc, 7 tỉnh biên giới Việt Nam là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên đã chủ động hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh biên giới của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây.
Nhiều khu kinh tế cửa khẩu đã được xây dựng ở 7 tỉnh biên giới này với Trung Quốc, trong đó phát triển mạnh nhất là Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), khu kinh tế cửa khẩu tại Lạng Sơn, khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.
Nhờ phát triển mạnh mẽ các khu kinh tế cửa khẩu này mà hạ tầng cơ sở và hạ tầng xã hội tại các tỉnh này đã được chú trọng đầu tư phát triển đồng bộ. Hoạt động giao thương, trao đổi buôn bán giữa các Khu kinh tế cửa khẩu diễn ra sôi động, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các khu vực vùng biên giới…
– Về phát triển khu kinh tế cửa khẩu với Lào: Lào được coi là đối tác thương mại truyền thống và quan trọng đối với Việt Nam. Trong các khu kinh tế cửa khẩu với Lào, khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo không chỉ là tạo thuận lợi thương mại mà còn thu hút đầu tư từ trong nước và nước ngoài vào khu vực này.
Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt coi trọng việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu với Lào nhằm tăng cường giao lưu thương mại giữa hai nước, tuy nhiên, thực tiễn việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu với Lào còn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước do còn gặp rất nhiều khó khăn.
– Về phát triển khu kinh tế cửa khẩu với Campuchia: Điều kiện địa lý và kinh tế – xã hội của một số tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia còn nhiều khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng và hạ tầng xã hội còn chưa đồng bộ.
Hệ thống chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu ở biên giới Việt Nam – Campuchia chủ yếu có quy mô nhỏ, còn nhiều chợ tạm phục vụ nhu cầu mua bán nhỏ lẻ của người dân biên giới. Hơn nữa, các khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam – Campuchia cũng chưa nhiều, chỉ có Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài là khu kinh tế lớn giữa Việt Nam và Campuchia.
Ngoài ra, các khu kinh tế cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, hỗ trợ phát triển đối với dịch vụ trong nước thông qua đẩy mạnh giao lưu thương đối với các nước láng giềng, từ đó tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế nói chung.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức