Trái đất được hình thành có rất nhiều đồi núi, sông ngòi, …mà thứ tạo ra chúng chính là những quá trình phong hoá hoặc kiến tạo. Cũng do những quá trình này khiến bề mắt của trái đất không được bằng phẳng và hình thành nên những vùng bất ổn. Vậy vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở đâu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài hôm nay nhé!
A. Trên các lục địa.
B. Giữa các đại dương.
C. Các vùng gần cực.
D. Vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Trả lời:
Đáp án đúng: D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Mảng kiến tạo, xuất phát từ thuyết kiến tạo mảng, là một phần của lớp vỏ Trái Đất (tức thạch quyển). Bề mặt Trái Đất có thể chia ra thành 7 mảng kiến tạo chính và nhiều mảng kiến tạo nhỏ.
Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ trái đất thường có các hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo là hiện tượng động đất, núi lửa. Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt, gãy mắc-ma sẽ trào lên tạo thành các dãy núi ngầm. Khi hai mảng xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng đá sẽ bị nén ép dồn lại và nhô lên hình thành các dãy núi cao trên lục địa hoặc các vực sâu dưới đáy đại dương.
Khác với mọi hành tinh đá còn lại trong hệ Mặt Trời, bề mặt Trái Đất giống như một trò chơi ghép hình khổng lồ với các mảnh thường xuyên dịch chuyển. Mỗi mảnh ghép là một mảng kiến tạo, chúng đâm vào, xô đẩy, chìm xuống hoặc đè lên nhau, hình thành diện mạo Trái Đất ngày nay.
Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo. Trên Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn.
Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển. Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.
Vậy nên vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo., thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa…
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức