Câu trả lời chính xác nhất:
* Dàn ý:
Mở bài: giới thiệu ngắn gọn về hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước .
Thân bài:
– Hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước là gì?
– Hành vi đó là gì ?
– Biểu hiện là gì?
– Chủ thể là ai ?
– Hậu quả thế nào ?
– Cách xử phạt là gì ?
– Phê phán hành vi đó .
Kết bài: Cảm nghĩ và tóm tắt lại sự phê phán đó.
Mẫu:
Chiêu “lách thuế” của các doanh nghiệp địa ốc.
Theo quy định Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì DN phải chịu mức thuế suất là 20%, tuy nhiên các DN địa ốc đang dùng “chiêu” hợp đồng 3 bên để lách thuế xuống 2% theo Luật Thuế thu nhập cá nhân. Việc lách luật này đang làm thất thoát lớn tiền thuế nhà nước, trong khi theo quy định thì doanh nghiệp đúng. Hiện nay thị trường bất động sản đang diễn ra những giao dịch hết sức đặc biệt. Đó là dù chủ đầu tư bán dự án, khách hàng mua trực tiếp của chủ đầu tư ở những đợt mở bán đầu tiên nhưng khi ra hợp đồng mua bán thì thủ tục lại là khách hàng mua lại sản phẩm của một cá nhân nào đó, còn chủ đầu tư chỉ là đơn vị được ủy quyền bán sản phẩm của mình. Hiện thuế thu nhập doanh nghiệp đang là 20%, còn thuế thu nhập cá nhân là 2%. Nếu doanh nghiệp là chủ đầu tư bán thẳng sản phẩm cho khách hàng thì chủ đầu tư phải đóng thuế 20%, như vậy với mức 1 tỷ đồng/nền đất thì chủ đầu tư phải đóng tới 200 triệu tiền thuế. Chính vì vậy, chủ đầu tư nghĩ ra cách hợp đồng 3 bên để lách luật thuế và việc lách luật này hoàn toàn hợp pháp nếu bị thanh tra. Với trường hợp lách thuế kể trên, Cơ quan thuế đã và đang thực hiện các chính sách để giải quyết các bấp cập. Nếu không đảm bảo các nguyên tắc trong việc xây dựng các chính sách thuế thì có nguy cơ xảy ra sự bất công, không hợp lý trong thực tế, mặt khác số thuế thu được còn thấp hơn những thiệt hại ở lĩnh vực khác mà chưa đong đếm hay liệt kê hết.
Để giúp các bạn hiểu hơn về ngân sách nhà nước theo pháp luật, THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới một số kiến thức mở rộng sau.
Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Có các trường hợp các khoản thu chi này kéo dài hơn 1 năm, ví dụ NSNN trung hạn là các khoản thu chi của nhà nước trong 3 năm.
– Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính phải được Quốc hội biểu quyết và thông qua.
Theo đó, việc thiết lập ngân sách nhà nước không chỉ dựa trên góc độ kinh tế thông qua việc dự toán các khoản thu và chi được thực hiện mà còn là vấn đề mang tính pháp lý, trong đó ngân sách nhà nước phải trải qua việc xem xét, biểu quyết thông qua tại Quốc hội như việc ban hành một đạo luật để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia vào hoạt động ngân sách.
– Ngân sách nhà nước gắn chặt với sở hữu Nhà nước, chứa đựng lợi ích chung của công cộng. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến các khoản thu – chi của Ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước.
– Ngân sách nhà nước có thể được coi là một đạo luật.
Dự toán ngân sách nhà nước trước khi trình lên Quốc hội được soạn thảo bởi Chính phủ, do đó quy trình này phải có sự tham gia của cả cơ quan hành pháp và lập pháp.
Đặc điểm này tạo ra sự khác biệt của ngân sách nhà nước so với các loại ngân sách khác. Bản dự toán ngân sách nhà nước tại cơ quan lập pháp thể hiện sự khác biệt về phương diện pháp lý, bởi vì chỉ có ngân sách nhà nước mới trải qua quá trình Luật hoá này.
– Về mặt thời gian: Các khoản thu – chi này chỉ được thực hiện trong một năm. Tính niên hạn của ngân sách nhà nước được thể hiện quá trình thực hiện nhiệm vụ thu – chi của nhà nước; nó tồn tại trong vòng 12 tháng, có thể bao trùm năm dương lịch (từ ngày 01.01 đến 31.12 của năm) nhưng cũng có thể bắt đầu và kết thúc vào những khoảng thời gian khác nhau như: Ví dụ: có nước bắt đầu từ 1.4 của năm trước và kết thúc vào 31.03 của năm sau; có nước bắt đầu từ 01.10 của năm trước và kết thúc vào 30.9 của năm sau…
– Ngân sách nhà nước vừa là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia.
Theo quy định hiện hành tại Điều 2 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm:
“ 1. Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của các luật thuế.
2. Lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
3. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện; trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ.
4. Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật.
5. Các khoản nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, gồm:
a) Lãi được chia cho nước chủ nhà và các khoản thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
b) Các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế;
c) Thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước;
d) Thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước;
đ) Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (bao gồm cả gốc và lãi), trừ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
6. Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
…
14. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu ngân sách nhà nước được quy định tại Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.
Dàn ý:
Mở bài: giới thiệu ngắn gọn về hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước .
Thân bài:
– Hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước là gì?
– Hành vi đó là gì ?
– Biểu hiện là gì?
– Chủ thể là ai ?
– Hậu quả thế nào ?
– Cách xử phạt là gì ?
– Phê phán hành vi đó .
Kết bài: Cảm nghĩ và tóm tắt lại sự phê phán đó.
Mẫu:
Chiêu “lách thuế” của các doanh nghiệp địa ốc.
Theo quy định Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì DN phải chịu mức thuế suất là 20%, tuy nhiên các DN địa ốc đang dùng “chiêu” hợp đồng 3 bên để lách thuế xuống 2% theo Luật Thuế thu nhập cá nhân. Việc lách luật này đang làm thất thoát lớn tiền thuế nhà nước, trong khi theo quy định thì doanh nghiệp đúng. Hiện nay thị trường bất động sản đang diễn ra những giao dịch hết sức đặc biệt. Đó là dù chủ đầu tư bán dự án, khách hàng mua trực tiếp của chủ đầu tư ở những đợt mở bán đầu tiên nhưng khi ra hợp đồng mua bán thì thủ tục lại là khách hàng mua lại sản phẩm của một cá nhân nào đó, còn chủ đầu tư chỉ là đơn vị được ủy quyền bán sản phẩm của mình. Hiện thuế thu nhập doanh nghiệp đang là 20%, còn thuế thu nhập cá nhân là 2%. Nếu doanh nghiệp là chủ đầu tư bán thẳng sản phẩm cho khách hàng thì chủ đầu tư phải đóng thuế 20%, như vậy với mức 1 tỷ đồng/nền đất thì chủ đầu tư phải đóng tới 200 triệu tiền thuế. Chính vì vậy, chủ đầu tư nghĩ ra cách hợp đồng 3 bên để lách luật thuế và việc lách luật này hoàn toàn hợp pháp nếu bị thanh tra. Với trường hợp lách thuế kể trên, Cơ quan thuế đã và đang thực hiện các chính sách để giải quyết các bấp cập. Nếu không đảm bảo các nguyên tắc trong việc xây dựng các chính sách thuế thì có nguy cơ xảy ra sự bất công, không hợp lý trong thực tế, mặt khác số thuế thu được còn thấp hơn những thiệt hại ở lĩnh vực khác mà chưa đong đếm hay liệt kê hết.
THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới cho các bạn bài luận ngắn (khoảng 300 từ) thể hiện quan điểm của em về một hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước mà em biết. Hi vọng với một số kiến thức mở rộng về ngân sách nhà nước, các bạn sẽ học tập tốt hơn.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức