• Trang chủ
  • Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông? 
storage/uploads/viec-xu-phat-cua-canh-sat-giao-thong-trong-truong-hop-nay-co-y-nghia-nhu-the-nao-doi-voi-viec-dam-bao-trat-tu-an-toan-giao-thong_1

Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông? 

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Kết thúc buổi liên hoan gặp gỡ kỉ niệm 20 năm ngày ra trường, trên đường lái xe về nhà, anh H cùng người bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Do trong buổi liên hoan, anh H và bạn đã uống rượu bia nên kết quả hơi thở của hai người đều có nồng độ cồn vượt quá 0, 4 miligam/1 lít khi thở. Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xử phạt mỗi người 6 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng theo quy định của pháp luật

Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông? 

Trả lời:

Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông: hạn chế xảy ra các tai nạn giao thông, giúp người tham gia giao thông ý thức hơn và chấp hành tốt các quy định ban hành.

* Khái niệm an toàn giao thông và thực trạng tham gia giao thông hiện nay

An toàn giao thông là thuật ngữ được sử dụng phổ biến, tuy nhiên thuật ngữ này lại chưa có định nghĩa thống nhất. Ta có thể hiểu, an toàn giao thông là đảm bảo cho người tham gia giao thông giảm thiểu tình trạng phát sinh tai nạn giao thông và hạn chế tốn thất về vật chất, tính mạng, tinh thần của con người khi xảy ra tai nạn giao thông.

Trong đó, tai nạn giao thông là những sự việc bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người do vi phạm quy tắc an toàn giao thông hoặc gặp phải các tình huống, sự cố không kịp phòng tránh gây ra thiệt hại nhất định về người và tài sản cho xã hội.

Việc xử phạt của cảnh sát giao thông trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào đối với việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông? 

Thực trạng giao thông Việt Nam hiện nay

Theo thống kê của Cục CSGT đường bộ- đường sắt và Uỷ ban ATGT Quốc gia, tính đến hết tháng 9, cả nước đã xảy ra tới 10.518 vụ TNGT làm 9.510 người chết và 10.700 người bị thương.

Cũng theo số liệu thống kê, có tới 50% số người tham gia giao thông không dùng đèn báo khi chuyển hướng, 85% không dùng còi đúng quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không sử dụng đúng đèn chiếu sáng xa, gần và 72% không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô trên những tuyến đường bắt buộc. Ngoài ra, tình trạng vượt đèn đỏ, uống rượu bia say, chở quá tải, quá tốc độ, lấn làn đường trong thời gian qua vẫn luôn ở mức báo động và rất khó kiểm soát.

* Những yêu cầu khi tham gia giao thông

Để góp phần nâng cao ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông, thông qua mô hình “Lắp đặt pa nô, khẩu hiệu tuyên truyền về TTATGT” muốn hướng đến ý thức và trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia giao thông với các yêu cầu cùng những việc làm thiết thực như:

– Trước khi tham gia giao thông phải kiểm tra mức độ an toàn của phương tiện.

– Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông.

– Phải đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng.

– Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường… theo quy định, luôn luôn có thái độ chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.

– Bảo đảm đi đúng tốc độ, giữ khoảng cách an toàn, tập trung và chú ý quan sát khi lái xe; nêu cao ý thức nhường đường, chuyển hướng (rẽ trái, rẽ phải)… đúng quy định; rèn luyện tính kiên nhẫn, chờ đợi khi gặp đèn tín hiệu giao thông hay tắc đường; phải biết giúp đỡ người bị TNGT.

– Bảo dưỡng định kỳ các phương tiện cẩn thận.

– Rèn luyện nếp sống văn hoá trong giao thông và thực hiện tốt quy ước “Bốn không, ba có” do Ủy Ban An toàn Giao thông quốc gia đã kêu gọi toàn dân thực hiện khi tham gia giao thông (Bốn không gồm: Không uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, vận hành phương tiện không đủ giấy tờ quy định; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang bảo vệ an toàn giao thông; không có thói hư tật xấu trong ứng xử với mọi người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông; không để xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông. Ba có gồm: có hiểu biết đầy đủ pháp luật về giao thông; có ý thức trách nhiệm cao nhất với bản thân và cộng đồng; có hành vi ứng xử văn hóa, hợp tác giúp đỡ người bị nạn khi xảy ra TNGT).

>>> Xem trọn bộ: Soạn Kinh tế pháp luật 10 Bài 11 ngắn nhất Kết nối tri thức

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, GDCD 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết