Câu hỏi: Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đóng góp như thế nào vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
Trả lời
– Nhà nước Văn Lang được thành lập dựa trên cơ sở thống nhất các bộ lạc Lạc Việt do nhu cầu trị thủy, phát triển kinh tế văn hóa xã hội, chống giặc ngoại xâm Đặc biệt, cư dân bản địa còn có yêu cầu phải có một lực lượng, tổ chức quản lý, điều hành chung cho mọi cộng đồng có cùng tiếng nói, cùng cơ sở kinh tế và cùng chung sống trên một lãnh thổ.
– Trong các bộ lạc Lạc Việt có bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả và thủ lĩnh Văn Lang đã đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt, thành lập nhà nước Văn Lang.
– Những thành tựu văn minh văn hóa của Văn Lang – Âu Lạc vừa mang tính bản địa, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 15: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Thể chế chính trị của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
Cũng như ở các nước phương Đông khác, nhà nước Champa theo thể chế quân chủ chuyên chế. Vua nắm mọi quyền hành từ chính trị đến kinh tế, tôn giáo. Chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá ấn Độ, các vương hiệu đều có chữ Varman (chẳng hạn như Harivarman, Sinhavarman…). Bề tôi thấy vua thì phải quỳ và vái trước khi thưa. Chỉ có vua mới được ở nhà có lầu cao, giường nằm, mặc áo gấm, đi kiệu có che lọng trắng. Vua đi đâu thường cưỡi voi, che lọng trắng, có quân sĩ gióng trống đi theo, lại có nhiều phi tần theo hầu mang mộc che và khay trầu. Trong cung có nhiều vũ nữ, nhạc công và đủ lại đầy tớ.
Chỉ có vua mới có quyền ban cấp đất đai cho đền chùa, quan lại.
Bộ máy chính quyền trung ương đơn giản. Dưới vua có một tể tướng và hai đại thần: một văn, một võ. Dưới nữa có các thuộc quan, chia thành 3 cấp:
– Luận – đa – tính
– Ca – luân – trí – đế
– át -tha – gia – lam
Cả nước được chia thành 4 châu (hay quản hạt), vốn xưa là những tiểu quốc khác nhau: Amaravati (Quảng Nam và mạn bắc), Vijaya (Bình Định), Kauratha (Khánh Hoà) Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận). Châu chia thành huyện và làng. Mỗi làng có thể có từ 200 – 5000 hộ. Châu huyện có các chức phất la và kha luân đứng đầu. Giúp việc các phất la và kha luân có hàng trăm viên quan giải quyết các công vụ và thu thuế.
Ngoài ra, ở Trung ương có nhiều tăng lữ Bà-la-môn vừa phụ trách việc tôn giáo, vừa góp ý về chính trị. Một số tăng lữ này là người ấn Độ.
Quân đội hùng mạnh có khoảng 40000 – 50000 người, chủ yếu là bộ binh, song thủy binh, kị binh và tượng binh cũng đông và mạnh.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10