Lời giải:
Vì áp lực cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường giấy nhập khẩu từ nước ngoài nên các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất. Từ đó chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Cơ chế thị trường
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp giấy có sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế, âm thầm đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất như: Sản xuất bao bì, dùng trong bao gói sản phẩm… cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác như: Trồng rừng, khai thác gỗ rừng trồng của lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi trọc và hỗ trợ người trồng rừng… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, các chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam có nhiều dư địa và tiềm năng để phát triển, song cũng đang đứng trước không ít khó khăn và thách thức.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp khoảng 1,5% GDP của cả nước, kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 2018. Tuy nhiên, ngành này hiện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập cần tập trung khắc phục trong thời gian tới như: Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; sức chống chịu trước những biến động bên ngoài chưa cao; mô hình tăng trưởng chuyển đổi còn chậm; các nguồn lực chưa được giải phóng tối đa; việc cơ cấu lại ngành giấy còn chậm và lúng túng; Sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp ngành giấy còn nhiều khó khăn; Môi trường đầu tư kinh doanh vẫn còn nhiều bất cập; Thủ tục hành chính có lĩnh vực còn rườm rà; kỷ luật kỷ cương nhiều nơi chưa nghiêm; Chính sách quản lý của Nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của ngành còn chưa phù hợp… ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp giấy Việt Nam.
Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp giấy Việt Nam”, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích, làm rõ thực trạng ngành công nghiệp giấy Việt Nam, chỉ ra những cơ hội, thách thức mà ngành gặp phải, qua đó có đề xuất kiến nghị nhằm tháo gỡ một phần các khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, phát triển nhằm giúp ngành công nghiệp Giấy Việt Nam phát triển bền vững.
Mặc dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành giấy như: Bột giấy, giấy in, viết, tissue… lại là những sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người dân. Những năm gần đây ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về sản phẩm thân thiện với môi trường. Ngành đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đồng hành phụ trợ cho nhiều ngành sản xuất và cộng hưởng để phát triển các ngành kinh tế khác. Đối với xã hội, ngành giấy hiện đang cung cấp nhiều sản phẩm với mục đích đa dạng: Hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động giáo dục hay hoạt động sản xuất, nghiên cứu và cung cấp nhiều sản phẩm cho người tiêu dùng.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức