Câu hỏi: Vì sao bón phân tan chậm có kiểm soát giảm lại tiết kiệm phân bón?
Lời giải:
Vì phân tan chậm có kiểm soát để giảm thiểu sự rửa trôi và bay hơi của phân bón, tiết kiệm phân bón và giảm lượng phân bón sử dụng từ 40-60%, so với bón phân truyền thống thông thường
>>> Xem đầy đủ: Soạn Công nghệ 10 Bài 8: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón
Kiến thức mở rộng về quy trình hoạt động, cấu tạo của phân tan chậm
Quá trình hoạt động của phân tan chậm
Sau khi được bón vào đất trồng, lớp vỏ bọc của phân tan chậm bảo vệ các chất dinh dưỡng không phân giải ngay lập tức vào đất trồng. Theo thời gian, độ ẩm của đất sẽ ngấm vào bên trong lớp vỏ và hòa tan dần dần các chất dinh dưỡng. Các hạt dưỡng chất tan ra thành những hạt nhỏ hơn rồi thấm qua lớp vỏ và khuyết tán ra ngoài môi trường. Quá trình này sẽ diễn ra với tốc độ chậm và kéo dài đến hết chu kì sống của cây trồng.
Dần dần khi các dưỡng chất đã được hòa tan hết thì quá trình phân giải này sẽ chậm lại đến khi các hạt khoáng chất tan hết. Sau đó lớp vỏ polymer bên ngoài sẽ vỡ ra và tan vào đất, không để lại phần tồn dư nào.
Cấu tạo của phân tan chậm
Mỗi hạt phân tan chậm có cấu tạo gồm 2 phần, đó là phần vỏ bọc và phần nhân bên trong:
Phần vỏ bọc: Lớp vỏ bọc bên ngoài của phân tan chậm là một lớp chất dẻo (polymer). Lớp chất dẻo này càng dày thì thời gian phân giải và tan trong môi trường của hạt phân càng lâu. Vì vậy người ta sẽ sản xuất lớp vỏ với độ dày mỏng tùy thuộc vào nhu cầu về thời gian phân được phân hủy.
Phần nhân: Phân nhân của hạt phân chứa các loại dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng gồm các hạt khoáng chất đa lượng, trung lượng và vi lượng như Nito(N), Lân(P), Kali(K), Mangan(Mn), Canxi(Ca), Kẽm(Zn),…
Tại sao nên sử dụng phân tan chậm?
Theo các nghiên cứu khoa học về việc sử dụng phân bón thì chỉ có một nửa số phân bón được bón cho cây trồng có tác dụng ngay với mùa vụ đó, còn lại đều có tác dụng vào các mùa vụ sau. Hơn nữa, trong số 1 nửa phân bón được sử dụng đó thì chỉ có cao nhất 35% được cây trồng hấp thụ, số còn lại bị rửa trôi và bốc hơi vào môi trường.
Phần phân bón dư thừa rất lãng phí, gây tốn kém cho người sử dụng. Nó còn lưu lại trong môi trường có thể gây ô nhiễm và gây hại cho sự sống của thảm thực vật, động vật xung quanh và ảnh hưởng đến cả sức khỏe của con người. Nhất là khi sử dụng các loại phân bón vô cơ.
Vì vậy phân tan chậm ra đời có tác dụng khắc phục những tác hại mà các loại phân bón khác gây ra. Sử dụng phân bón tan chậm là một giải pháp thông minh và tiên tiến để bảo vệ môi trường cũng như bảo vê sức khỏe của chính chúng ta.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Công Nghệ 10