Lời giải:
* Nội dung các quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp 2013:
– Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về chính trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bao gồm:
+ Quyền bình đẳng trước pháp luật; không bị phân biệt, đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.
+ Quyền bầu cử và quyên ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vì cơ sở, địa phương và cả nước.
+ Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
+ Quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
+ Quyền bình đằng nam nữ.
+ Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện nghĩa vụ và tham gia xây dựng nên quốc phòng toàn dân.
+ Tuân theo Hiến pháp, pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng.
– Hiến pháp năm 2013 quy định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự bao gồm:
+ Quyền sống.
+ Quyền bất khả xâm phạm vẻ thân thể, được pháp luật bảo hộ vẻ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
+ Quyền bất khả xâm phạm vẻ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
+ Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
+ Quyền có nơi ở hợp pháp; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
+ Quyền tự do đi lại và cư trú.
+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
+ Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp.
+ Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
+ Quyền kết hôn và li hôn.
– Hiến pháp 201 3 quy định quyền con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế, văn hoá và xã hội bao gồm:
+ Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
+ Nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
+ Quyền và nghĩa vụ học tập.
+ Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật.
+ Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.
+ Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
+ Quyền được đảm bảo an sinh xã hội.
+ Quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 từ Điều 14 đến Điều 18 như sau:
– Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
– Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
– Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
– Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
– Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
– Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
– Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác; Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ta thấy chúng có những đặc trưng sau đây:
– Quyền cơ bản của công dân thường được xuất phát từ các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và là các quyền được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận.
– Nghĩa vụ cơ bản của công dân là các nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiện đối với nhà nước và là tiền đề đảm bảo cho các quyền cơ bản của công dân được thực hiện.
– Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường được quy định trong hiến pháp – văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất.
– Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản quy định trong hiến pháp là cơ sở đầu tiên cho mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân được các ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới ghi nhận.
Ví dụ: các quyền về lao động của công dân do luật lao động quy định đều dựa trên cơ sở quyền làm việc của công dân được ghi nhận trong hiến pháp. Tất cả mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân đều bắt nguồn từ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi trong đạo luật cơ bản của nhà nước. Đó là cơ sở, nền tảng của mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân.
– Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Cơ sở phát sinh duy nhất của các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là quyền công dân – nghĩa là người có quốc tịch Việt Nam còn cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của công dân là sự tham gia của họ vào các quan hệ pháp luật, là các sự kiện pháp lý …
– Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thể hiện tính chất dân chủ, nhân văn và tiến bộ của nhà nước.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức