Câu hỏi: Tư tưởng chủ đạo trong những tác phẩm văn học thời Phục Hưng là gì?
Trả lời
– Những tác phẩm văn học thời Phục hưng có tư tưởng chủ đạo là ngợi ca tình yêu, sự công bằng tự do, vạch trần và đấu tranh chống chế độ phong kiến lạc hậu.
>>> Xem đầy đủ: Soạn sử 10 Bài 10: Văn minh Tây Âu thời Phục Hưng
Kiến thức tham khảo về văn học thời Phục Hưng
1. Văn học Phục Hưng
Văn học Phục Hưng được hưởng lợi nhiều từ việc khôi phục, dịch lại các tác phẩm văn học Hy Lạp, La Mã, trình độ học vấn trung bình nâng cao và nhất là phát minh in ấn cho phép lưu hành tác phẩm rộng rãi. Trong khi có một sự chuyển dịch sang các đề tài thế tục trong thơ ca và văn xuôi thời kỳ đầu (đặc biệt với Boccacio và Pierre de Ronsard), nhiều kiệt tác vẫn mang ảnh hưởng tôn giáo đậm nét như Thần khúc của Dante. Các thể loại mới cũng ra đời: Petrarca phổ biến sonnette vào thơ và văn xuôi, Michel de Montaigne sáng tạo nên tiểu luận (essay), còn Don Quichotte của Miguel de Cervantes thường được xem là mở đầu cho tiểu thuyết hiện đại. Trong thế kỷ XVI, trung tâm văn học Phục Hưng chuyển nên phía bắc với tiểu thuyết, thi ca Pháp (François Rabelais, Pierre de Ronsard) và kịch nghệ Anh (William Shakespeare, Christopher Marlowe).
Các nhà văn Phục Hưng là những người truyền bá mạnh mẽ nhất cho chủ nghĩa nhân đạo, ca ngợi lý trí, từ chối tính tầm thường và chủ nghĩa duy vật, phản ánh tinh thần thời đại bấy giờ; tuy nhiên có tác giả cho rằng có một dòng chảy chính trong nền văn chương thời đại đó phản ánh một quan niệm trần thế, vô luân và ít nhiều phản lý trí.
2. Âm nhạc Phục Hưng
Vào thời kỳ Phục Hưng, sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu và gia tăng dân số ở các thành thị gia tăng tạo nên một tầng lớp công chúng mới cho kịch nghệ và âm nhạc. Việc truyền bá, giáo dục âm nhạc được mở rộng hơn: với máy in mới xuất hiện, những bản nhạc được in ấn hàng loạt và phổ biến rộng rãi đến mọi người. Cho đến năm 1600, những bản nhạc nổi tiếng đã được lưu truyền khắp châu Âu. Tầng lớp trung lưu đã có thể tự học chơi nhạc cụ, thông qua những quyển sách giáo khoa âm nhạc dạy thổi tiêu, đánh đàn lute và guitar. Các nhạc sĩ nổi tiếng như Josquin des Prez và Giovanni Pierluigi da Palestrina đi đầu trong công cuộc cách tân âm nhạc. Nhạc thế tục áp dụng nhiều kỹ thuật từ nhạc thánh, và ngược lại. Các nhạc sĩ chuyển hướng sáng tác về phía công chúng. Kỹ thuật hòa âm đã làm thay đổi diện mạo nền âm nhạc.
Trong giai đoạn này, âm nhạc bắt đầu trở nên hoa mỹ hơn. Những bản lễ ca và motet trở nên tinh vi, phức tạp hơn. Nhiều loại giọng được đưa vào, các chương nhạc trở nên dài hơn và cầu kỳ hơn. Các nhạc sĩ bắt đầu thích thể hiện phong cách hơn là truyền tải các thông điệp tôn giáo. Những vị lãnh đạo nhà thờ bắt đầu lo ngại thính giả sẽ không hiểu được tầm quan trọng của lời ca, và tại Hội đồng tôn giáo, họ đề nghị âm nhạc nhà thờ phải dùng để minh họa cho lời ca. Điều này đánh dấu cho sự khởi đầu của cấu trúc hài hòa giữa lời ca và giai điệu.
Các nhạc sĩ bắt đầu viết phức điệu cho nhạc cụ trình diễn. Những bài phức điệu này thường dành cho các vũ hội trong dinh cơ của tầng lớp quý tộc. Ống tiêu và đàn luýt là 2 nhạc cụ thông dụng nhất. Ống tiêu và đàn violin đủ kích cỡ diễn tấu thành từng nhóm gọi là consort. Những nhạc cụ khác của thời Phục hưng là kiểu kèn cổ, sáo, kèn Trumpet và Trombon loại nhỏ. Ngoài ra, nhạc cụ thường dùng để đệm cho người hát.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10