Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng. Trong các vai trò dưới đây của ngành lâm nghiệp, vai trò nào có ý nghĩa trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu? Hãy cùng trả lời câu hỏi trắc nghiệm Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản SBT Địa Lý 10 – Kết nối tri thức nhé!
A. Chống xói mòn đất.
B. Điều tiết lượng nước trong đất.
C. Giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển.
D. Bảo tồn đa dạng sinh học.
Đáp án đúng: C. Giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển.
Lâm nghiệp là ngành có vai trò rất quan trọng với sự phát triển kinh tế của đất nước, tính đến hết năm 2021, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42,01%. Trong các vai trò của ngành lâm nghiệp, vai trò có ý nghĩa trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu là giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển. Việc tăng trưởng ổn định và toàn diện đã giúp lâm nghiệp đóng vai trò sống còn trong việc bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu. Nhờ diện tích rừng tăng nhanh mà lượng khí nhà kính trong khí quyển ngày càng giảm, góp phần ổn định khí quyển, giảm tình trạng biến đổi khí hậu.
Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là :
A. Tạo sự đa dạng sinh học.
B. Điều hoà nguồn nước của các sông.
C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão.
D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý.
Câu 2: Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là :
A. Rừng phòng hộ.
B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng trồng.
Câu 3: Đặc điểm không đúng với ngành lâm nghiệp nước ta
A. Lâm nghiệp nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái
B. Tài nguyên rừng nước ta vô cùng phong phú, chủ yếu phục vụ xuất khẩu gỗ.
C. Tài nguyên rừng nước ta đã bị suy thoái nhiều
D. Hoạt động lâm nghiệp bao gồm lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
Câu 4: Loại nào sau đây không được xếp vào loại rừng phòng hộ?
A. Rừng đầu nguồn.
B. Vườn quốc gia
C. Rừng chắn sóng ven biển.
D. Rừng chắn cát bay
Câu 5: Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển cho nên :
A. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp.
B. Lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
C. Việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo.
D. Rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá.
>>> Tham khảo: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, do
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức