Trong các nguồn lực phát triển kinh tế của lãnh thổ, khoa học – công nghệ được xếp vào nhóm nào? Tạo sao lại có những sắp xếp như vậy? Hãy để chia sẻ thêm thông tin tới bạn trong phần tiếp theo
A. Vị trí địa lí.
B. Nguồn lực tự nhiên.
C. Nguồn lực kinh tế – xã hội.
D. Không thuộc nhóm nào kể trên.
Đáp án đúng là: C. Nguồn lực kinh tế – xã hội.
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường. Trong các nguồn lực phát triển kinh tế của lãnh thổ, khoa học – công nghệ được xếp vào nhóm nguồn lực kinh tế – xã hội.
Nguồn lực kinh tế – xã hội là một trong các nguồn lực phát triển kinh tế của lãnh thổ có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, là cơ sở lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn. Nguồn lực kinh tế bao gồm: dân cư, thị trường, vốn, khoa học kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển…
Hiện nay, nhà nước đã có nhiều những chính sách mở cửa để khuyến khích người dân hoạt động kinh doanh để phát triển kinh tế cá nhân nói chung và kinh tế nước nhà nói riêng. Không chỉ mang tính hội nhập và còn thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Chính vì vậy, nhằm nâng cao tính cạnh tranh thì các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân đề phải có nguồn lực có sẵn làm bước đà phát triển kinh doanh.
Không chỉ phát triển hoạt động kinh doanh và về chiều sâu luôn luôn chú trọng đến nguồn lực bên trong. Đặc biệt nguồn lực về con người là một trong những yếu tố quyết định quan trọng đến công tác phát triển và quản lý.
Dưới vai trò to lớn đó, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp để có thể tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó ban hành chính sách mở cửa nhằm thúc đẩy và khuyến khích người dân tham gia tích cực vào các hoạt động kinh doanh nhằm đi từ phát triển kinh tế cá nhân cho đến kinh tế toàn quốc.
Nếu muốn phát triển bền vững thì cần phải biết nắm bắt được các nguồn lực để kết hợp các nguồn lực có sẵn bên trong và bên ngoài thúc đẩy hoạt động kinh doanh và phát triển chung của kinh tế đem lại hiệu quả.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Khoa học và công nghệ có tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng chiến lược con người, phát triển văn hoá của Đảng và Nhà nước ta.
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế trí thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”. Như vậy, phát triển khoa học – công nghệ phải là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi.
>>> Tham khảo: Lựa chọn một nguồn lực để phân tích ảnh hưởng của nó để phát triển kinh tế – xã hội
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức