Câu hỏi: Trình bày mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Lấy ví dụ và phân tích về mối liên hệ đó?
Lời giải:
Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối liên hệ với nhau như sau:
– Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.
– Để làm rõ hơn sự hình thành và phát triển của các ngành, sử học cung cấp tri thức về bối cảnh, nội dung, tác động và ý nghĩa.
– Đồng thời, sự tồn tại và phát triển của Sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học và nhân văn.
– Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học,… Trong nhiều trường hợp, mối liên hệ Văn-Sử, Sử-Địa, Sử- Triết,… có sự gắn kết và giao thoa không thể tách rời.
Ví dụ: Lịch sử chính trị là xem xét nguồn gốc lịch sử của các thể chế chính trị cũng như quá trình suy thoái chính trị, trong suốt thời kì cổ đại đến hiện đại.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Thông tin về Lịch sử chính trị – Bộ sách mang tính bước ngoặt về lịch sử nhà nước hiện đại
Lịch sử chính trị là bộ sách gồm 2 tập (Nguồn gốc trật tự chính trị: Từ thời tiền sử đến Cách mạng Pháp và Trật tự chính trị và suy tàn chính trị: Từ cách mạng công nghiệp tới toàn cầu hóa) của tác giả Francis Fukuyama. Tác phẩm khởi đầu từ nỗ lực viết lại và cập nhật tác phẩm kinh điển Political Order in Changing Societies (Trật tự chính trị trong các xã hội biến đổi) của Samuel P. Huntington, xuất bản lần đầu năm 1968.
Đáng chú ý, Tập một là Nguồn gốc trật tự chính trị: Từ thời tiền sử đến Cách mạng Pháp đã được bình chọn là Cuốn sách đáng chú ý nhất năm 2011 (New York Times), Cuốn sách hay nhất của năm 2011 (Globe and Mail) và Tựa sách phi hư cấu hay nhất năm 2011 (Kirkus Reviews)…
Trong Tập một của bộ sách, tác giả Francis Fukuyama đưa ra những giải thích sâu rộng về cách các thể chế chính trị cơ bản ngày nay phát triển. Dựa trên một khối kiến thức lớn về lịch sử, sinh học tiến hóa, khảo cổ học và kinh tế, tác giả đã cung cấp những hiểu biết mới mẻ về nguồn gốc của các xã hội dân chủ và đặt ra những câu hỏi thiết yếu về bản chất cũng như những bất mãn của chính trị.
Cuốn sách bắt đầu bằng câu chuyện về thể chế chính trị giữa các tổ tiên linh trưởng của chúng ta, tiếp nối theo đó là sự xuất hiện của các xã hội bộ lạc, sự lớn mạnh của nhà nước hiện đại đầu tiên ở Trung Quốc, sự khởi đầu của pháp quyền ở Ấn Độ cũng như Trung Đông, và sự phát triển của trách nhiệm giải trình chính trị ở châu Âu cho đến trước thời kỳ Cách mạng Pháp.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10