• Trang chủ
  • Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt
storage/uploads/trinh-bay-khai-niem-van-minh-dai-viet_1

Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt

Câu hỏi: Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt

Trả lời

Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn 1000 năm đấu tranh chống Bắc thuộc, được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt. Đây là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài 1000 năm.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt

Điều kiện hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt

Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, với sự đấu tranh kiên trì và anh dũng, nhân dân ta đã giành lại được độc lập hoàn toàn. Từ sự nghiệp tự cường của họ Khúc (905) họ Dương và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền thắng lợi (năm 938) quốc gia phong kiến độc lập tự chủ chính thức ra đời. Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX (trước khi tiếp xúc với những ảnh hưởng của nền văn minh phương Tây), nhân dân ta đã xây dựng được một đất nước vững mạnh, có một nền văn hoá riêng, phát triển. Nền văn hoá rực rỡ đó nảy sinh và tồn tại chủ yếu trong thời đại nước ta mang tên Đại Việt có kinh đô là Thăng Long, do đó được mệnh danh là văn hoá Đại Việt hay văn hoá Thăng Long và gần đây là văn minh Đại Việt.

Trình bày khái niệm văn minh Đại Việt

Đất nước bước vào kỉ nguyên độc lập tự chủ – Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau những tháng năm dài dưới ách đô hộ ngoại bang. Đặc biệt là từ sau cuộc dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Tiên Hoàng, nên thống nhất đất nước được khôi phục và cũng cố thêm một bước dưới thời Tiền Lê Năm 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi, trong “Chiếu dời đô” đã viết: “Đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền ) ở thành Đại La, giữa khu vực trời đất, có thể rồng cuộn, hổ ngồi, ở giữa Nam – Bắc – Đông – Tây, tiện hình thế núi non sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh. Xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả; thực là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi thương đô của kinh sư muôn đời “. Việc đời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long là một bước tiến mới, thể hiện sự trưởng thành của ý thức dân tộc và của giai cấp thống trị dân tộc. Cũng từ đây Thăng Long đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của nước Đại Việt và Việt Nam sau này.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết