• Trang chủ
  • Trình bày khái niệm và nguyên nhân của nội lực
storage/uploads/trinh-bay-khai-niem-va-nguyen-nhan-cua-noi-luc_1

Trình bày khái niệm và nguyên nhân của nội lực

Câu hỏi: Trình bày khái niệm và nguyên nhân của nội lực

Câu trả lời chính xác nhất: Khái niệm của nội lực là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất. Nội lực sẽ có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng sẽ uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.

– Nguyên nhân của nội lực chủ yếu do nguồn năng lượng từ quá trình phân huỷ các chất phóng xạ, sự sắp xếp vật chất theo trọng lực và các phản ứng hoá học,… xảy ra bên trong Trái Đất.

Để hiểu rõ hơn về nội lực, các bạn hãy đến với phần mở rộng kiến thức sau đây cùng THPT Trịnh Hoài Đức nhé.

1. Khái niệm nội lực

Trình bày khái niệm và nguyên nhân của nội lực

Nội lực là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất. Nội lực sẽ có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng sẽ uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.

2. Nguyên nhân của nội lực

Nguyên nhân của nội lực chủ yếu do nguồn năng lượng từ quá trình phân huỷ các chất phóng xạ, sự sắp xếp vật chất theo trọng lực và các phản ứng hoá học,… xảy ra bên trong Trái Đất.

3. Tác động của nội lực

Thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống, uốn nếp hay đứt gãy, gây ra động đất hay núi lửa,…

3.1. Vận động theo phương thẳng đứng

– Khái niệm: Là vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất diễn ra trên diện tích rộng lớn, xảy ra rất chậm và lâu dài.

– Biểu hiện: hiện tượng biển tiến và biển thoái.

3.2. Vận động theo phương nằm ngang

a. Hiện tượng uốn nếp

Trình bày khái niệm và nguyên nhân của nội lực

Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp.

b. Hiện tượng đứt gãy

– Diễn ra ở những nơi đã cứng sẽ bị đứt gãy dịch chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay phương nằm ngang.

– Kết quả:

+ Cường độ tách dãn yếu đá chỉ bị nứt không dịch chuyển, tạo thành khe nứt.

+ Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào.

Ví dụ: như thung lũng sông Hồng, dãy con voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, Biển Hồ, các hồ dài ở Đông Phi.

c. So sánh hiện tượng uốn nếp và đứt gãy

Hiện tượng Uốn nếp Đứt gãy
Khái niệm Là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp Là lớp đất đá bị đứt gãu dịch chuyển ngược nhau
Nguyên nhân Tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở nơi đá cao mềm có độ dẻo cao. Nơi đá có độ cứng cao, các lớp đá bị thay đổi về tính chất liên tục.
Kết quả

Cường độ yếu tạo thành nếp uốn

Cường độ mạnh tạo thành uốn nếp.

Cường độ yếu tạo thành đứt gãy

Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào.

4. Ví dụ thực tế về sự tác động của nội lực.

– Tác động của vận động theo phương thẳng đứng: vùng phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan đang bị hạ xuống…

– Tác động của vận động theo phương nằm ngang: các dãy núi uốn nếp như: U-ran, Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đẻt…; các đứt gãy như: Biển Đỏ, các hồ dài ở Đông Phi, thung lũng sông Hồng, dãy Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy.

5. Nội lực và ngoại lực

* Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực: lực và nội lực

Mặc dù sau khi so sánh nội lực và ngoại lực ta sẽ thấy những điểm giống nhau và khác nhau. Tuy nhiên, hai lực này lại có một mối quan hệ rất mật thiết với nhau không thể tách rời.

Có thể thấy ngoại lực và nội lực là hai lực trái ngược nhau, đồng thời tác động và tạo ra những dạng địa hình trên bề mặt của trái đất.

Mặc dù vậy nhưng giữa chúng có một mối liên hệ chặt ché, xảy ra song song. Nếu như nội lực mạnh hơn ngoại lực thì bề mặt trái đất trở nên gồ gề. Còn nếu nội lực bằng ngoại lực, khi đó bề mặt trái đất hầu như sẽ không thay đổi. Và nếu nội lực yếu hơn ngoại lực thì các dạng địa hình được tạo ra ngày một san bằng hơn.

* Điểm giống nhau giữa nội lực và ngoại lực

Nội lực và ngoại lực đều là những lực tác động lên trái đất, có ảnh hưởng đến cuộc sống con người và có khả năng hình thành nên cac dạng địa hình mới.

* Điểm khác nhau giữa nội lực và ngoại lực

Bên cạnh điểm giống nhau, nội lực và ngoại lực có những điểm khác biệt sau đây:

Tiêu chí Nội lực Ngoại lực
Nơi sinh ra Bên trong trái đất Bên ngoài trái đất
Nguyên nhân sinh ra Các lực bên trong trái đất, như sự phân hủy của các chất phóng xạ,  sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất Do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời
Kết quả Làm cho bề mặt trái đất nhô lên Làm cho bề mặt Trái đất theo xu hướng phẳng lại
Quá trình Quá trình vận động 4 quá trình: bóc mòn, bồi tụ, phong hóa, vận chuyển

———————————

Trên đây THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới cho các bạn phần trình bày khái niệm và nguyên nhân của nội lực cùng với một số kiến thức mở rộng về nội lực, chúng tôi hi vọng sẽ giúp bạn đạt được kết quả học tập cao.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết