• Trang chủ
  • Trình bày khái niệm thạch quyển và phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất
storage/uploads/trinh-bay-khai-niem-thach-quyen-va-phan-biet-thach-quyen-voi-vo-trai-dat_1

Trình bày khái niệm thạch quyển và phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất

Câu hỏi: Trình bày khái niệm thạch quyển và phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất.

Câu trả lời chính xác nhất: Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên lớp man-ti. Thành phần cấu tạo chủ yếu là các đá ở thể rắn. Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100 km, độ dày không đồng nhất, mỏng ở vỏ đại dương, dày hơn ở vỏ lục địa.

– Phân biệt thạch quyển với lớp vỏ Trái Đất:

Tiêu chí Lớp vỏ Trái Đất Thạch quyển
Chiều dày Dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Khoảng 100 km.
Thành phần vật chất Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan) + 1 phần lớp man-ti trên.

Để giúp các bạn hiểu hơn về thạch quyển và lớp vỏ trái đất, THPT Trịnh Hoài Đức đã mang tới cho các bạn một số kiến thức mở rộng sau đây. Mời các bạn tham khảo.

1. Thạch quyển

Trình bày khái niệm thạch quyển và phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất

1.1. Khái niệm thạch quyển

Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên lớp man-ti. Thành phần cấu tạo chủ yếu là các đá ở thể rắn. Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100 km, độ dày không đồng nhất, mỏng ở vỏ đại dương, dày hơn ở vỏ lục địa.

1.2. Đặc điểm của thạch quyển

Thạch quyển được hình thành bởi một lớp vỏ trên mặt Trái Đất và đại dương hoặc bởi khu vực tiếp giáp bên ngoài nhất của một lớp phủ rắn còn lại. Có cấu trúc gồm lớp đá có độ dày dao động trong khoảng từ 50 đến 100km, phụ thuộc theo độ sâu của biển và ở các vùng núi.

Trước đây người ta tin rằng cấu trúc của thạch quyển là nguyên khối và không bị chia mảng thế nhưng giả thuyết này đã bị bác bỏ từ lâu. Bởi dưới sự tác động của một loạt các mảng kiến tạo lớp thạch quyển thường sẽ bị phân thành nhiều mảnh vì tại vị trí các thạch quyển thường là nơi xảy ra trong sự tương tác với asthenosphere, kiến tạo mảng.

Thạch quyển có nguồn gốc hình thành từ địa chấn hoặc núi lửa tập trung ở các cạnh của các mảng. Vì vậy sự chuyển động của các thạch quyển thì được giải thích bằng kiến tạo mảnh.

Trong tất cả các tầng của Trái Đất, thạch quyển được đánh giá là tầng cứng nhất và lạnh nhất trong khi phía trên thường mang nhiệt độ tương tự như nhiệt độ trong môi trường, nhiệt độ tăng khoảng 350C ở độ sâu hàng trăm mét.

Thành phần hóa học của thạch quyển là gì? Thạch quyển bao gồm hầu hết những nguyên tố hóa học có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev. Tuy nhiên thủy quyển chứa 3 nguyên tố chính gồm: O2 (47%), Si (29,5%) và Al (8,05%) cùng một số những nguyên tố chiếm tỷ lệ cao khác điển hình như: Fe (5%), Ca (4%), Na, Mg, K, H,…..

2. Vỏ Trái Đất

Trình bày khái niệm thạch quyển và phân biệt thạch quyển với vỏ Trái Đất

2.1. Khái niệm vỏ trái đất

Vỏ trái đất là lớp ngoài cùng có vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km đến 70km.

2.2. Đặc điểm của vỏ trái đất

Vỏ đất cũng còn gọi là lớp nham thạch. Vỏ đất chỉ chiếm 0,5% thể tích Trái đất. Nếu như ví lớp mantle và lớp lõi như lòng trắng và lòng đỏ của quả trứng, thì vỏ đất giống như vỏ trứng.

Chiều dày của vỏ đất ở mỗi nơi một khác, có chỗ rất dày, bề dày của cao nguyên Thanh Tạng – Trung Quốc có thể tới 60-80km; có nơi lại rất mỏng như lũng biển Đại Tây dương chỉ dày 5-6km, lũng biển Thái Bình dương khoảng 8km. Bề dày của vỏ đất trên lục địa trung bình khoảng 33km, chiếm 1/200 bán kính Trái đất.

Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. Trên cùng thường là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này không liên tục khắp bề mặt Trái Đất và dày mỏng không đều, có nơi rất mỏng, có nơi dày tới 15km.

Tầng granit bao gồm đá granit và các loại đá nhẹ tương tự như đá granit. Tầng granit làm thành nền của các lục địa.

Dưới tầng granit là tầng badan, bao gồm đá badan và các loại đá nặng tương tự như đá badan. Tầng badan thường lộ ra ở dưới đáy đại dương.

Trái đất không phải là bất động, mãi mãi không thay đổi. Trong lịch sử lâu dài của Trái đất, nhiều biến động lớn đã xảy ra: Lục địa trôi, mảng lớn di chuyển, núi lửa phun, động đất… đều là những biểu hiện của Trái đất vận động.

3. Phân biệt thạch quyển với lớp vỏ Trái Đất:

Tiêu chí Lớp vỏ Trái Đất Thạch quyển
Chiều dày Dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Khoảng 100 km.
Thành phần vật chất Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan). Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan) + 1 phần lớp man-ti trên.

———————————

Trên đây là phần trả lời chính xác nhất của THPT Trịnh Hoài Đức cho câu hỏi trình bày khái niệm thạch quyển và phân biệt thạch quyển với vỏ trái đất, cùng với một số kiến thức liên quan tới thạch quyển và vỏ trái đất, chúng tôi hi vọng có thể giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo. 

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết