• Trang chủ
  • Trên đường đi học về, Mai nhìn thấy khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”
storage/uploads/tren-duong-di-hoc-ve-mai-nhin-thay-khau-hieu-song-va-lam-viec-theo-hien-phap-va-phap-luat_1

Trên đường đi học về, Mai nhìn thấy khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”

Câu hỏi: Em hãy đọc hội thoại, thông tin và trả lời câu hỏi

Tình huống.

Trên đường đi học về, Mai nhìn thấy khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

– Mai: Minh ơi, pháp luật mình được học rồi, còn Hiến pháp do cơ quan nào ban hành nhỉ?

– Minh: Theo mình được biết thì Hiến pháp do Quốc hội ban hành.

– Mai: Mình thấy có rất nhiều luật như Luật Trẻ em, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục,…

Vậy Hiến pháp có nhiều không?

– Minh: Theo như mình tìm hiệu thì mỗi giai đoạn của đât nước chỉ có một bản Hiến pháp. Hiện nay chỉ có Hiến pháp năm 2013.

– Mai: Vậy Hiến pháp quy định về những gì nhỉ?

– Minh: Nghe bố mình nói thì Hiến pháp quy định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.

– Mai: Đó là vấn đề gì? Có phải là vấn đề kinh tế và chính trị không?

– Minh: Đúng rồi, ngoài ra còn có vấn đề văn hoá, xã hội và quyền học tập của chúng minh nữa đây.

Thông tin.

Hiến pháp năm 2013

Điều 119. (trích)

1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viẹt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất.

   Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

   Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lí.

Từ thông tin đoạn hội thoại trên, theo em Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật?

Trên đường đi học về, Mai nhìn thấy khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”

Lời giải: 

Hiến pháp có vị trí trong hệ thống pháp luật là:

 – Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.

 – Là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

 – Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.

* Hiến pháp là gì?

Ngày nay, thuật ngữ “hiến pháp” được dùng phổ biến ở các nước trên thế giới với nghĩa là đạo luật cơ bản (basic law) của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, được xây dựng, ban hành, bổ sung, sửa đổi với một thủ tục đặc biệt. Vậy hiến pháp đầu tiên xuất hiện vào thời gian nào? Theo giáo sư người Pháp Philippe Ardant, để trả lời câu hỏi này cần phải chia hiến pháp làm hai loại là hiến pháp thành văn và hiến pháp bất thành văn. Nếu coi hiến pháp là những quy định mang tính nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước thì rõ ràng hiến pháp đã có từ thời xa xưa và có thể coi đó là hiến pháp tập quán (Constitution coutumière).

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, xác định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của nhà nước và xã hội bao gồm chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

* Các đặc trưng cơ bản của Hiến pháp

Hiến pháp có bốn đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, hiến pháp là luật cơ bản (basic law), là “luật mẹ”, luật gốc. Nó là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Mọi đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào hiến pháp để ban hành.

Thứ hai, hiến pháp là luật tổ chức (organic law), là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.

Thứ ba, hiến pháp là luật bảo vệ (protective law). Các quyền con người và công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của hiến pháp. Do hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước nên các quy định về quyền con người và công dân trong hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn bọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân.

Thứ tư, hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao (highest law), tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với hiến pháp. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với hiến pháp đều phải bị hủy bỏ.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, GDCD 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết