Câu hỏi: Tính chất của nước biển, đại dương thể hiện ở độ muối và nhiệt độ như thế nào?
Trả lời
Tính chất nước biển, đại dương được thể hiện ở độ muối và nhiệt độ:
– Độ muối:
+ Muối biển là thành phần quan trọng nhất, trong đó có 77,8% là muối na-tri clo-rua.
+ Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35‰ và thay đổi theo không gian (lớn nhất ở vùng chí tuyến là 36,8‰, giảm đi ở xích đạo là 34,5‰ và vùng cực là 34‰).
+ Độ muối ở những vùng ven biển nhỏ hơn ở đại dương.
– Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình là 17,5oCtrên toàn bộ đại dương thế giới.
+ Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn mùa đông, giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 11: Nước biển và đại dương
Có thể các bạn chưa biết Đại dương là gì và có nhiêu đại dương trên Thế giới?
Đại dương là gì?
Đại dương là khu vực tạo nên phần lớn thủy quyển của một hành tinh. Trên Trái Đất, mỗi đại dương là một đại bộ phận quy ước của đại dương thế giới (hay đại dương toàn cầu). Theo thứ tự diện tích giảm dần, chúng gồm Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương, và Bắc Băng Dương.
Xét Trái Đất, nước mặn bao phủ một diện tích khoảng 360.000.000 km² và thường được chia thành một số đại dương chính và những biển nhỏ hơn, trong đó đại dương chiếm khoảng 71% bề mặt và 90% sinh quyển. 97% lượng nước trên Trái Đất thuộc về đại dương và các nhà hải dương học đã phát biểu rằng hơn 95% đại dương thế giới chưa được khám phá. Tổng dung tích đại dương vào khoảng 1,35 tỷ km³ với độ sâu trung bình gần 3.700 m (12.100 ft).
Vì là thành phần chủ yếu của thủy quyển Trái Đất, đại dương thế giới không thể thiếu đối với toàn bộ sự sống đã biết; nó làm thành một phần chu trình cacbon, ảnh hưởng đến khí hậu và các kiểu thời tiết. Đại dương là sinh cảnh của 230.000 loài đã biết, song do phần lớn chưa được khám phá, thực tế số loài tồn tại nhiều hơn nhiều, khả năng hơn hai triệu. Con người vẫn chưa biết về nguồn gốc đại dương trên Trái Đất; chúng được cho là hình thành vào thời hỏa thành và có lẽ đã thúc đẩy sự sống xuất hiện.
Các đại dương trên Thế giới
* Thái Bình Dương
– Diện tích: Thái Bình Dương rộng khoảng 165.250.000 km2, là đại dương lớn nhất trên thế giới.
– Độ sâu trung bình: 4.280 m.
– Độ sâu tối đa: 10.911 m.
* Đại Tây Dương
– Diện tích: Đại Tây Dương rộng khoảng 106.460.000 km2 là đại dương lớn thứ hai trên thế giới.
– Độ sâu trung bình: 3.646 m.
– Độ sâu tối đa: 8.486 m.
* Ấn Độ Dương
– Diện tích: Ấn Độ Dương rộng khoảng 75.000.000 km2 là đại dương lớn thứ ba trên thế giới, chiếm khoảng 20% lượng nước trên bề mặt Trái đất.
– Độ sâu trung bình: 3.741 m.
– Độ sâu tối đa: 7.258 m.
* Nam Đại Dương (Nam Băng Dương)
– Diện tích: Nam Đại Dương rộng khoảng 21.960.000 km2, còn gọi là Đại dương Nam Cực hay Nam Băng Dương, là đại dương lớn thứ tư trên thế giới.
* Bắc Băng Dương
– Diện tích: Bắc Băng Dương có chiều rộng khoảng 14.090.000 km2, là đại dương nhỏ nhất và nông nhất trong năm đại dương chính của thế giới.
– Độ sâu trung bình: 1038 m.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức