• Trang chủ
  • Tìm hiểu thành phần và cách sử dụng một số loại phân bón tan chậm có kiểm soát?
storage/uploads/tim-hieu-thanh-phan-va-cach-su-dung-mot-so-loai-phan-bon-tan-cham-co-kiem-soat_1

Tìm hiểu thành phần và cách sử dụng một số loại phân bón tan chậm có kiểm soát?

Câu hỏi: Tìm hiểu thành phần và cách sử dụng một số loại phân bón tan chậm có kiểm soát?

Lời giải:

Thành phần và cách sử dụng một số loại phân bón tan chậm có kiểm soát:

Phân bón Rynan Flowermate 230 (NPK 23-08-8 + TE + CHITOSAN)

– Thành phần:

+ Đạm tổng số (N) 23%.

+ Lân hữu hiệu (P2O5) 08%.

+ Kali hữu hiệu (K2O) 08%.

+ TE (Cu, Zn, Fe, B: 250ppm)

+ CHITOSAN 2%.

– Cách sử dụng:

+ Sử dụng Rynan Flowermate 230 trong giai đoạn ra hoa của cây sấu để kích thích ra chồi, hình thành lá, hồi xanh, nảy chồi mới, phát triển chồi mới Cây cảnh, dùng được cho tất cả các giai đoạn.

 + Đối với lan, đặt túi lọc cách mặt đất 5 cm vào chậu hoặc treo túi lưới lên thân lan, tưới nước và chăm sóc như bình thường.

+ Đối với cây kiểng trồng trong chậu, nhét túi lọc cách mặt đất 5 cm sâu 5 cm vào bầu đất, thay đất sau đó tưới nước chăm sóc. Áp dụng lại sau 4 tháng (khoảng 120 ngày)

Phân Bón Thông Minh Rynan Flowermate 210 ( NPK 22-10 10+TE CHITOSAN)

– Thành phần:

+ Đạm tổng số (N) 22%.

+ Lân hữu hiệu (P2O5) 10%.

+ Kali hữu hiệu (K2O) 10%

+ TE (B,Cu, Fe,Zn:320ppm)

– Cách sử dụng:

+ Bón Rynan Flowermate 210 vào giai đoạn ra hoa để kích thích ra chồi non cây ra lá, xanh tốt, chồi mới nảy mầm, nuôi chồi mới .

+ Đối với lan, đặt túi lọc vào chậu cách mặt đất 5 cm hoặc gắn túi lưới vào chân lan, tưới nước và chăm sóc như bình thường.

 + Đối với cây cảnh trồng trong chậu, đặt túi lọc cách mặt đất 5 cm, sâu xuống đất 5 cm, đậy nắp. Sau 4 tháng (khoảng 120 ngày) bón lặp lại phân bón thông minh

Phân Bón Thông Minh Rynan Flowermate 200 ( NPK 31-08-08+ CHITOSAN)

– Thành phần:

+ Đạm tổng số (N) 31%.

+ Lân hữu hiệu (P2O5) 08%.

+ Kali hữu hiệu (K2O) 08% và CHITOSAN 2%.

– Cách sử dụng:

+ Bón Rynan Flowermate 200 vào giai đoạn cây con, nhầm kích thích cây mọc mầm, ra lá, xanh lá.

+ Đối với phong lan đặt túi lọc vào chậu cây cách gốc 5cm, hoặc mắc túi lưới vàn giò lan, tưới nước chăm sóc bình thường.

+ Đối với cây kiểng trồng chậu đặt túi lọc cách gốc 5cm, sâu dưới đất 5cm, lấp đất lại sau đó tưới nước chăm sóc bình thường. Sau 4 tháng (khoảng 120 ngày) thì bón lặp lại.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Công nghệ 10 Bài 8: Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón

Kiến thức mở rộng về cấu tạo, công dụng và cách dùng của phân tan chậm

Cấu tạo của một hạt phân bón phân bón tan chậm

– Phần bao bọc bên ngoài là lớp chất dẽo (polymer), lớp này dày hay mỏng tùy theo yêu cầu về thời gian phân giải để điều khiển độ hoà tan, cung cấp chất dinh dưỡng đúng theo nhu cầu  cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng.

Tìm hiểu thành phần và cách sử dụng một số loại phân bón tan chậm có kiểm soát?

– Phần nhân bên trong là các hạt khoáng chất: đa lượng như: Nitơ (N), Lân (P), Kali (K); trung lượng như: Mangan (Mn), Boron (Bo), Canxi (Ca), Magie (Mg), Silic (Si), Lưu huỳnh (S)…; vi lượng như: Kẽm (Z), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Molipden (Mo),…

– Sau khi bón phân tan chậm vào đất, nước sẽ thấm qua lớp vỏ bọc polymer đi vào bên trong hạt phân, các hạt khoáng chất sẽ hòa tan vào nước ở bên trong lớp vỏ bọc polymer. Nước tiếp tục thẩm thấu qua lớp polymer đi vào bên trong hạt phân, trong thời gian đó các nguyên tố khoáng đã hòa tan sẽ khuyếch tán

Công dụng

– Hỗ trợ bổ sung giúp cho sự phát triển của thực vật, cây khỏe mạnh lớn nhanh, lá xanh tốt. Hỗ trợ kích thích ra bông, ra nhiều nụ, bông to và màu sắc tươi đẹp. Cho các loài Phong Lan, Hoa sứ, Bonsai, Hoa hồng và các loại hoa khác.

– Dùng bồi dưỡng cho các loại cây giống đang ươm trong túi, dùng bồi bổ cho cây trồng trong vườn, cả cây trồng lấy lá, trồng lấy hoa, hoa kiểng hay cây ăn trái như mít, xoài, chuối..vv..

Tỉ lệ dùng và cách dùng

– Lót trong đáy lỗ của chậu trồng hoặc rải trên mặt đất của chậu hay của túi trồng cây giống, rồi dùng đất lấp một ít lên trên. Cả 2 phương pháp này đều dùng theo tỉ lệ :

+ Mặt chậu rộng 12-15cm dùng 5 gr (1 muỗng cà phê)

+ Mặt chậu rộng 25-30cm dùng 10 gr (2 muỗng cà phê)

+ Mặt chậu rộng 50-60cm dùng 20 gr ( 4 muỗng cà phê)

– Rải lên luống đất ươm hay luống đất trồng cây lấy bông theo tỉ lệ 30-50 gr (3-5 muỗng canh)/ 1 mét vuông đất. Dùng trộn chung với đất trồng hay các loại khác để trồng trong chậu, túi ươm, hay luống trồng : 1-2 kg/ 1 mét khối đất.

– Riêng phong Lan thì rải lên xơ dừa hay giá thể khác xung quanh rễ : 2-3gr/ 1 gốc.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Công Nghệ 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết