• Trang chủ
  • Tìm hiểu một loại cây được trồng nhiều nhất ở địa phương em (vai trò của cây trồng đó, tại sao cây trồng đó được trồng nhiều,…)?
storage/uploads/tim-hieu-mot-loai-cay-duoc-trong-nhieu-nhat-o-dia-phuong-em-vai-tro-cua-cay-trong-do-tai-sao-cay-trong-do-duoc-trong-nhieu…_1

Tìm hiểu một loại cây được trồng nhiều nhất ở địa phương em (vai trò của cây trồng đó, tại sao cây trồng đó được trồng nhiều,…)?

Câu hỏi: Tìm hiểu một loại cây được trồng nhiều nhất ở địa phương em (vai trò của cây trồng đó, tại sao cây trồng đó được trồng nhiều,…)?

Lời giải:

Ví dụ: Em sinh ra và lớn lên ở Thái Bình

– Loại cây được trồng nhiều ở địa phương em là cây lúa nước, đó là do địa phương có diện tích đất trồng lớn, đất màu mỡ được bồi đắp phù sa hàng năm cung cấp từ sông Thái Bình, đồng bằng phẳng

Tìm hiểu một loại cây được trồng nhiều nhất ở địa phương em (vai trò của cây trồng đó, tại sao cây trồng đó được trồng nhiều,…)?

– Vai trò của cây lúa nước:

+ Cung cấp lương thực cho con người, thức ăn cho gia súc.

+ Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến (rượu, bia, bánh,…).

+ Xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ,…

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 

Thông tin về nghề trồng lúa nước

Nghề trồng lúa nước là một trong những nghề chính và lâu đời nhất của nông dân từ thời đi khẩn hoang mở đất. Thời ấy, hình ảnh ngưởi xưa đi khẩn hoang, mở đất được lưu giữ lại cho đến ngày hôm nay là một chiếc xuồng ba lá với cái nóp, giữa bốn bề là rừng cây rậm rạp. Đến đây, lưu dân chặt cây, đốn lá dừa nước làm chòi (nhà sàn). Họ không đi một mình mà rủ nhau đi theo dòng họ hoặc xóm giềng, có khi vài chục hộ. Họ khoét lõm rừng để trồng lúa, bắt cá. “Cách khai khẩn này, người xưa gọi là “móc lõm”. Những khu đất khai phá đầu tiên ấy được mở rộng dần và càng về sau khoảng cách giữa chúng càng bị thu hẹp lại, để rồi đến một lúc nào đó chúng được nối với lại nhau thành cánh đồng liền khoảnh. Cánh này tuy có chậm tiến độ và các lõm đất được khai phá dễ bị thú rừng, chim chuột phá hại mùa màng, phải tốn nhiều công sức bảo vệ nhưng lại phù hợp với tình hình nhân lực ít ỏi và trình độ kỹ thuật thấp kém lúc bấy giờ, hiệu quả đem lại chắc chắn. Cho nên cũng có thể coi đó như một sáng tạo của người lưu dân”. 

Đặc điểm nghề trồng lúa nước từ thời kỳ đầu đi khẩn hoang, do đất đai mới khai phá, còn phì nhiêu, màu mỡ nên lúa thường bị lốp (lúa tốt, nhiều lá, ít bông, hay lép hạt), chưa thu hoạch đã bị đổ ngã, gặp nước lúa mọc mầm, thu hoạch không còn được bao nhiêu, chất lượng kém.

Để khắc phục những thiệt hại này, nông dân đã có biện pháp cấy giâm. Tức là sau khi gieo mạ khoảng 1 tháng rưởi, mạ còn non, nhổ ra cấy (1 mạ mười lúa). Một tháng rưởi sau tiếp tục bứng lúa ra cấy đôn (một cấy ra 3 – 4). Cách làm này tuy tốn nhiều công sức nhưng làm cho cây lúa bị đứt rễ 2 lần (cấy 2 lần), mất sức, từ đó lúa không bị lốp mà còn tiết kiệm được lúa giống. 

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết