Câu hỏi: Tìm hiểu các vùng núi trẻ Hi-ma-lay-a, An-đét (vị trí, đặc điểm, sự hình thành)?
Lời giải:
Vùng núi trẻ Hi-ma-lay-a
|
Vùng núi trẻ An-đét
|
|
Vị trí | nằm ở phía bắc của Nam Á | nằm dọc bờ biển phía tây của Nam Mỹ |
Đặc điểm |
+ Hi-ma-lay-a là dãy núi trẻ nhất thế giới về lịch sử địa chất, hiện nay nó vẫn đang hoạt động và tốc độ nâng lên cao nhất của Hi-ma-lay-a là 1 cm/năm + Hi-ma-lay-a trải dài trên 7 quốc gia của châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Afghanistan, Myanmar, Pakistan. + ở biên giới Nepal và Tây Tạng Trung Quốc có đỉnh Everet cao nhất thế giới )8 848 m)
|
+ Dãy An-đét gồm chuỗi núi liên tục, dài 7 242 km, kéo dài qua 7 quốc gia (Venezuela,Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia, Chile và Argentina). + Đỉnh núi cao nhất của dãy An-đét là Aconcagua (6962 m) thuộc Argentina. Đây cũng là đỉnh núi cao nhất châu Mỹ, vốn là núi lửa nhưng không còn hoạt động.
|
Sự hình thành |
do sự va chạm giữa mảng Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a với mảng Âu – Á.
|
là kết quả của quá trình kiến tạo khi vỏ đại dương của mảng Nazca và Nam Cực bị hút chìm xuống bên dưới mảng Nam Mỹ.
|
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 6: Thạch quyển, Thuyết kiến tạo mảng
Tìm hiểu về nguồn gốc hình thành Dãy Himalaya
Dãy Himalaya trải khắp 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma và Afghanistan. Nó cũng là nơi khởi nguồn của 3 hệ thống sông lớn trên thế giới, đó là lưu vực các sông như sông Ấn, sông Hằng-Brahmaputra và sông Dương Tử. Khoảng 750 triệu người sống trên lưu vực của các con sông bắt nguồn từ dãy Himalaya, tính luôn cả Bangladesh.
Khoảng 300 triệu năm trước, Trái đất từng tồn tại một siêu lục địa cổ đại được gọi là “Gondwanaland”. Trong Đại Trung sinh (250-65 triệu năm trước), nó tách ra thành các lục địa, vùng đất mà chúng ta biết đến hiện nay như Châu Phi, Úc, Nam Mỹ, Nam Cực, Madagascar và Ấn Độ. Điều này đánh dấu sự chia cắt các đại dương trên thế giới để hình thành Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Trong khoảng 100 triệu năm trước, một vùng đất tách ra khỏi lục địa Phi và di chuyển về phía Đông. Vào thời điểm đó, Ấn Độ chỉ là một hòn đảo nổi trên đại dương Tethys. Trong 85-90 triệu năm tiếp theo, Ấn Độ tách khỏi Madagascar và trôi dạt về phía đông bắc. Nó di chuyển với tốc độ trung bình 18 – 19 cm mỗi năm cho đến khi được bồi tụ vào lục địa Á – Âu.
Khoảng 50 – 60 triệu năm trước, quá trình tiến lên phía bắc của mảng Ấn Độ chậm lại đáng kể, chỉ còn khoảng 4 – 6 cm mỗi năm. Sự chậm lại cho thấy rằng sự va chạm ban đầu giữa châu Á và Ấn Độ đã bắt đầu.
Các lục địa và lớp vỏ đại dương trên Trái đất được cấu tạo bởi các mảng đá vụn lớn và bất thường khác nhau, được gọi là các mảng kiến tạo. Các mảng thạch quyển bao gồm 15 – 20 mảng kiến tạo chuyển động va chạm với nhau ở tốc độ khác nhau thông qua quá trình đối lưu. Sự chuyển động và phân tách của các mảng như vậy được gọi là chuyển dịch kiến tạo.
Cách đây khoảng 50 triệu năm, mảng Ấn Độ đã đóng kín hoàn toàn đại dương Tethys, sự tồn tại của đại dương này được xác định thông qua các đá trầm tích lắng đọng trên đáy đại dương, và các núi lửa ở rìa của nó. Vì các trầm tích này nhẹ nên nó được nâng lên thành núi thay vì chìm xuống đáy đại dương.
Sự va chạm của mảng Ấn Độ với mảng Á-Âu dọc theo ranh giới giữa Ấn Độ và Nepal đã tạo thành một đai kiến tạo để sinh ra cao nguyên Thanh Tạng và dãy núi Himalaya, do các loại trầm tích đại dương đã chụm lại giống như đất trước khi bị vùi lấp. Ấn Độ tiếp tục di chuyển theo chiều ngang bên dưới cao nguyên Thanh Tạng làm cho cao nguyên này nâng lên.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức