Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp, tình huống sau và trả lời các câu hỏi dưới đây
Trường hợp. Thực hiện chủ trương của xã về xây dựng làng văn hoá, là một học sinh trung học phổ thông, H đã tích cực đóng góp các ý kiến cho chính quyền thôn. Trong đó, H đề xuất ý kiến phát huy vai trò của học sinh trong việc tham gia xây dựng tủ sách trong nhà văn hoá thôn. Ý kiến của H đã được cán bộ thôn tôn trọng và ghi nhận.
Tình huống. Khi tranh luận về nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ biên giới, mỗi bạn đã có ý kiến khác nhau. M thì cho rằng, việc bảo vệ biên giới là trách nhiệm của người lớn và bộ đội biên phòng còn học sinh không cân tham gia. Y cho rằng việc bảo vệ biên giới của quốc gia là trách nhiệm chung của tất cả mọi người.
a) Em có nhận xét gì về hành vi của bạn H và chính quyền địa phương?
b) Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của hai bạn M và Y?
Lời giải:
a) Nhận xét về hành vi của bạn H và chính quyền địa phương:
H đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến nhằm góp phần phát triển địa phương.
Chính quyền địa phương cũng tiếp nhận những đóng góp tích cực của người dân và xem xét thực hiện.
b) Nhận xét ý kiến của hai bạn M và Y: bạn Y là người có ý kiến đúng đắn. Bởi vì: tất cả mọi người phải cùng nhau xây dựng, bảo vệ đất nước đặc biệt là vùng biên giới chứ không riêng gì người lớn và bộ đội biên phòng. Học sinh chúng ta nếu không thể trực tiếp thì cũng phải thực hiện những hành động gián tiếp để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ nước ta.
* Nhân dân cần tích cực đóng góp cho chính quyền địa phương
Yêu cầu đổi mới chính quyền địa phương được thể hiện thông qua nhiều ý kiến đóng góp của cán bộ và người dân. Trên cương vị của một trong những người tổng hợp và tiếp thu ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên khẳng định, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh ở một số tỉnh, thành phố đã bộc lộ nhiều hạn chế của mô hình HĐND như: Sự cồng kềnh về bộ máy, nguồn nhân lực; không hiệu quả về hoạt động; quyền hạn chồng chéo, trách nhiệm chưa rõ ràng. Thực tế này đòi hỏi phải đổi mới chính quyền đô thị và vấn đề này cần được thể hiện trong Hiến pháp mới. Nhiều ý kiến khác cho rằng, việc chưa có sự phân định rõ chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn đang làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước tại địa phương.
* Trách nhiệm của công dân trong xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia
Để phát huy được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức cần có nhân tố con người để lãnh đạo, chỉ đạo. Do vậy, việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở là công tác quan trọng. Có hạt nhân lãnh đạo, tổ chức hoạt động mạnh thì các phong trào sẽ huy động đông đảo quần chúng tham gia như “phong trào quần chúng bảo vệ an ninh thôn bản”, “phong trào tự quản đường biên, mốc quốc giới”… góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới.
Hiện nay, tình hình thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển chi phối hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Các quốc gia chuyển từ biên giới ngăn cách sang biên giới hợp tác; giải quyết bất đồng, mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, theo pháp luật quốc tế là xu hướng chủ đạo
– Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
– Trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của Nhà nước,
– Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới; tuyệt đối trung thành với tổ quốc,
– Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao; cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
>>>Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức