Câu hỏi: Theo nguồn gốc, các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm? Các nhóm đã được hình thành như thế nào?
Lời giải:
Đá macma: Tạo thành do quá trình ngưng kết (nguội lạnh) của các silicat nóng chảy.
Đá trầm tích: Hình thành trong các vùng trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu vụn bở.
Đá biến chất: Thành tạo từ đá macma hoặc đá trầm tích bị biến đổi sâu sắc do tác động của nhiệt, áp suất
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 4: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
Thông tin cần biết về Đá trầm tích
1. Khái niệm
Đá trầm tích là một trong ba nhóm đá chính (cùng với đá mácma và đá biến chất) cấu tạo nên vỏ Trái Đất và chiếm 75% bề mặt Trái Đất. Khi điều kiện nhiệt động của vỏ Trái Đất thay đổi như các yếu tố nhiệt độ nước và các tác dụng hoá học làm cho các loại đất đá khác nhau bị phong hoá, vỡ vụn. Sau đó chúng được gió và nước cuốn đi rồi lắng đọng lại thành từng lớp.
Dưới áp lực và trải qua các thời kỳ địa chất, chúng được gắn kết lại bằng các chất keo thiên nhiên tạo thành đá trầm tích.
Về hình thức, các “trầm tích” chưa gắn kết cũng được xếp vào nhóm “Đá trầm tích”.
2. Quá trình thành đá
Đá trầm tích được thành tạo chủ yếu bởi các quá trình sau:
do phong hóa các đá gốc và sau đó lắng đọng thành đá trầm tích cơ học;
do nước, băng gió tích tụ và gắn kết các hạt trầm tích;
do sự lắng đọng được hình thành bởi các hoạt động có nguồn gốc sinh vật
do mưa tuyết từ các dụng dịch hình thành nên.
Bốn giai đoạn trong quá trình hình thành nên đá trầm tích cơ học bao gồm: (i) phong hóa hay bào mòn do tác động của sóng nước hay gió, (ii)vận chuyển các vật liệu trầm tích theo dòng nước hay gió, (iii) lắng đọng, hay trầm tích và (iv) nén ép hay thành đá khi các vật liệu trầm tích được tích tụ lại và bị ép chặt vào nhau tạo nên đá trầm tích.
3. Đặc điểm
Do được hình thành trong các điều kiện như trên nên đá trầm tích có các đặc điểm chung là:
Có tính phân lớp rõ rệt, chiều dày, màu sắc, thành phần, độ lớn của hạt, độ cứng… của các lớp cũng khác nhau.
Cường độ nén theo phương vuông góc với các lớp luôn luôn cao hơn cường độ nén theo phương song song với thớ.
Đá trầm tích không đặc, chắc bằng đá mácma (do các chất keo kết thiên nhiên không chèn đầy giữa các hạt hoặc do bản thân các chất keo kết co lại). Vì thế cường độ của đá trầm tích thấp hơn, độ hút nước cao hơn. Một số loại đá trầm tích khi bị hút nước, cường độ giảm đi rõ rệt, có khi bị tan rã trong nước. Đá trầm tích rất phổ biến, dễ gia công nên được sử dụng khá rộng rãi.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức