• Trang chủ
  • Theo em, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương nói lên điều gì?
storage/uploads/theo-em-viec-su-dung-chu-nom-trong-sang-tac-van-chuong-noi-len-dieu-gi_1

Theo em, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương nói lên điều gì?

Câu hỏi: Theo em, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương nói lên điều gì?

Trả lời

– Sự xuất hiện của chữ Nôm khẳng định người Việt đã có chữ viết, ngôn ngữ riêng của mình. 

– Chữ Nôm ra đời đã thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự lập, tự cường của dân tộc.

– Làm cho tiếng Việt thêm trong sáng, văn học dân tộc ngày càng phát triển. Là cơ sở để xuất hiện thêm nhiều thể loại văn học mới, như: ca trù, diễn ca, truyện thơ lục bát, song thất lục bát và truyện thơ luật Đường

>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt

Tìm hiểu về Chữ Nôm

Chữ Nôm, còn được gọi là Quốc âm hay Quốc ngữ là loại văn tự ngữ tố – âm tiết dùng để viết tiếng Việt. Đây là bộ chữ được người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán, các bộ thủ, âm đọc và nghĩa từ vựng trong tiếng Việt.

Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. Sơ khởi, chữ Nôm thường dùng ghi chép tên người, địa danh, sau đó được dần dần phổ cập, tiến vào sinh hoạt văn hóa của quốc gia. Vào thời Nhà Hồ ở thế kỷ 14 và Nhà Tây Sơn ở thế kỷ 18, xuất hiện khuynh hướng dùng chữ Nôm trong văn thư hành chính. Đối với văn học Việt Nam, chữ Nôm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi là công cụ xây dựng nền văn học cổ truyền kéo dài nhiều thế kỷ.

Theo em, việc sử dụng chữ Nôm trong sáng tác văn chương nói lên điều gì?

Cho đến nay chưa có một định nghĩa rõ ràng bộ chữ Nôm là bộ chữ như thế nào. Có hai ý kiến chính:

– Chữ Nôm là bộ chữ gồm các chữ Hán để viết từ Hán – Việt và các chữ mới được tạo ra để viết từ vựng được gọi là từ thuần Việt. Theo ý này, chữ Hán là một tập hợp con của chữ Nôm.

– Chữ Nôm là bộ chữ riêng viết những từ vựng được gọi là từ thuần Việt mà trong bộ chữ Hán chưa có chữ để biểu đạt. Theo ý này, chữ Hán (biểu đạt từ Hán – Việt) và chữ Nôm (biểu đạt từ thuần Việt) hai tập hợp riêng. Có thể gọi tập hợp chung hai bộ chữ này là một bộ “chữ Hán Nôm”.

Cả hai từ chữ và Nôm trong chữ nôm đều là từ Hán Việt cổ. Từ chữ bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán thượng cổ của chữ “tự” (trong “văn tự”). Từ Nôm bắt nguồn từ cách phát âm miền Trung của chữ Hán Việt “Nam” (trong “phía nam”). Ý của tên gọi chữ Nôm là đây là thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam (tức người Việt, xưa kia người Việt tự xem mình là người phương Nam, còn người Trung Quốc là người phương Bắc).

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết