Câu trả lời chính xác nhất: Tháp Chàm là một công trình kiến trúc tôn giáo của người Chăm hay Champa, người thừa kế nền văn hóa Sa Huỳnh, được xây bằng gạch và đá sa thạch. Tháp Chàm chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trước thế kỷ 17…
Để biết thêm về Tháp Chàm các bạn hãy cùng THPT Trịnh Hoài Đức tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tháp Chăm , hay còn gọi là tháp Champa hay tháp Chàm, là tên gọi thông dụng trong tiếng Việt để chỉ kiến trúc đền tháp Chăm Pa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng (Hindu, Phật giáo) của dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.
Những tác phẩm của dân tộc Chăm được đánh giá ngang bằng với những nền nghệ thuật lớn, ở quy mô thế giới cũng như ở quy mô vùng Đông Nam Á, như: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Java, Khơ-me, nghệ thuật roman (Kitô giáo Âu châu, thời trung cổ), v.v.
Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là “lăng”. Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phụng có thể là Các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Shiva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu voi mình người)… hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Tháp Chàm được xây bằng gạch và đá sa thạch. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trước thế kỷ 17…
>>> Tham khảo: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Ấn Độ thời kì đế quốc Mô-gôn?
– Mọi ngôi tháp đều được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch. Gạch có màu đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên gạch.
– Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các phần của tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người.
– Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp.
– Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng, đăng đối.
– Đa phần các tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả, được bố trí đăng đối với cửa chính.
– Trong tháp theo nguyên mẫu có thờ thần Siva, biểu trưng là bộ ngẫu tượng Yoni và Linga được làm bằng sa thạch.
– Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ người dân sinh sống. Địa lí tự nhiên ở đây có cấu hình như một bộ sinh thực khí với ngọn núi Răng Mèo là hình ảnh của một dương vật thiêng (Lin-ga), bồn địa Mĩ Sơn là hình ảnh của một âm vật thiêng (Yony)
>>> Tham khảo: Em hãy nhận xét thành tựu văn hoá Ấn Độ từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIX?
Có hai dạng mái chính là mái bằng vuông và mái nhọn (các tháp nhỏ chồng lên nhau).
Các tháp có nhiều kích cỡ khác nhau, một số cao 24 mét. Tháp vuông là kiểu dáng tháp chủ đạo.
Ngoài ra còn có những ngôi tháp có nền và mái hình chữ nhật uốn cong. Như con thuyền (như tháp ở Thánh địa Mỹ Sơn). Một tòa tháp thường có lối vào hướng về phía đông! Và có các bàn thờ dành riêng cho việc sùng bái các vị thần.
Những ngôi đền tháp theo hai phong cách này có những hàng cột ốp và những cửa vòm khỏe khoắn. Những băng trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết. Yếu tố tiêu biểu nhất cho phong cách Hoà Lai (nửa đầu thế kỷ thứ 9) là các vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám.
Phong cách cổ hay phong cách Mỹ Sơn A1:
Vào thế kỉ X gồm ngôi đền Mỹ Sơn A1 Những cột ốp trên mặt tường đứng thành đôi một. Đứng giữa hai cột ốp là các bức tượng người. Các vòm cửa có hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc gì. Tại đây, những gì thuộc về Hòa Lai, Đồng Dương đã biến mất, nhường chỗ cho hàng loạt yếu tố mới, với sự hiện diện của mô típ hoa tròn đầy lá xum xuê, khoảng giữa hai cột ốp có hình như cái khung với đường viền nổi bao quanh, mô típ ngôi tháp thu nhỏ ở trên cửa ra vào và cửa giả, bố cục năm cột ốp trên mỗi mặt tường, bộ diềm kép, hình đá điểm gốc chạm thủng, các tháp trang trí góc mô phỏng tháp chính.
Phong cách Đồng Dương:
Phong cách Đồng Dương được hình thành từ tháp Đồng Dương. Các trang trí cây lá được biến thành những hình hoa hướng ra ngoài. Cái nhận thức cổ điển của nét lượn và tỷ lệ ở phong cách Hoà Lai đã bị biến mất và các tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ hơn. Trong phong cách Mỹ Sơn E1 bao trùm là ảnh hưởng của nghệ thuật Giupta Ấn Độ và đến Hòa Lai là sức sống mãnh liệt và thực tiễn của Chàm kết hợp với lý tưởng nghệ thuật Ấn Độ. Và xu hướng hòa hợp đó đã trở nên cân bằng và nhịp điệu ở những ngôi tháp trong phong cách Hòa Lai. Nhưng bước sang phong cách Đồng Dương thì sự kết hợp đó hầu như mất hẳn. Sự còn lại duy nhất là sự bộn bề trong trang trí. Trật tự trang trí trở nên rối rắm, lan tràn.
Phong cách Bình Định (thế kỷ 11-13)
Sau hàng loạt những biến động về chính trị từ đầu thế kỷ 11, trung tâm chính trị của Champa được chuyển vào Bình Định và từ đó, phong cách nghệ thuật tháp Champa mới đã xuất hiện: phong cách Bình Định. Tiếp nối phong cách Bình Định đầu thế kỉ XI – nửa đầu thế kỉ XII là nhiều tháp như Thủ Thiện, Cánh Tiên, Tháp Vàng tiếp đó là Dương Long, Nhạn Tháp.
—————————
Trên đây THPT Trịnh Hoài Đức đã cùng bạn tìm hiểu về tháp Chàm chịu ảnh hưởng của kiến trúc nào. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao nhé!
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10