Câu hỏi: Tại sao trên bản đồ hình 2.2 SGK, gió Tây khô nóng lại có màu đỏ và kích thước nhỏ hơn các loại gió khác?
Lời giải:
Gió Tây khô nóng được tô màu đỏ bởi vì nguồn gốc là gió mùa hạ.
Gió Tây có kích thước nhỏ hơn là để phản ánh tinh chất khô, nóng và phạm vi ảnh hưởng hẹp hơn.
Tìm hiểu về gió tây khô nóng
– Khái niệm:
+ Hiện tượng gió tây khô nóng, foehn (gió phơn) chỉ việc gió sau khi vượt qua núi trở nên khô và nóng. Ở Việt Nam, hiện tượng foehn vào mùa gió Tây Nam thường được dân gian gọi là gió Lào hoặc gió phơn Tây Nam khô nóng.
+ Trong Khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là “Fơn” (foehn): từ bên kia núi gió thổi lên (anabatic wind), không khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên chút bớt ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi xuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khô và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (thí dụ với dãy núi cao 3km, nhiệt độ không khí bên kia núi là 10oC, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 18oC, theo Nicholas M. Short, NASA).
– Động lực sinh ra gió tây khô nóng
Động lực chủ yếu sinh ra gió tây khô nóng là vùng áp thấp nóng phía tây, thường hình thành ở Hoa Nam (Trung Quốc). Khi áp thấp này phát triển và mở rộng sang phía đông nó trở thành trung tâm hút gió vượt qua dãy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu, gió tây khô nóng thổi càng mạnh, có trường hợp lan rộng ra cả miền Bắc và miền Trung
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức