• Trang chủ
  • Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào
storage/uploads/tai-sao-qua-trinh-boc-mon-va-boi-tu-do-dong-nuoc-o-nuoc-ta-phat-trien-manh-cac-qua-trinh-nay-tac-dong-den-dia-hinh-nuoc-ta-nhu-the-nao_1

Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào

Câu hỏi: Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào?

Câu trả lời chính xác nhất:

– Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và mưa lớn với mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Nền nhiệt, ẩm cao làm đất đá dễ bị phong hóa, bóc mòn do nước hoặc gió.

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc → Vận chuyển mạnh mẽ các vật liệu bóc mòn đến các khu vực thấp bồi tụ nên các dạng địa hình mới.

+ Có đường bờ biển dài 3260 km, chịu sự ảnh hưởng của thủy triều, núi cao ăn ra tận biển.

Tác động của của các quá trình bóc mòn và bồi tụ đến địa hình nước ta:

+ Do tác động của xâm thực với các dòng nước chảy trên mặt ở miền núi nước ta nên đã hình thành nên những cánh đồng giữa núi tương đối rộng lớn như Mường Thanh, Mường Lò, Sơn La, Hòa Bình,…

+ Do tác động của bóc mòn có nhiều vịnh biển như vịnh Hạ Long, vinh Cam Ranh,…

Để hiểu rõ hơn về quá trình bóc mòn và bồi tụ, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây

1. Quá trình bóc mòn là gì?

Bóc mòn hay bào mòn là quá trình di chuyển và phá huỷ các sản phẩm phong hoá đất đá, và quá trình xói mòn do nước, gió, băng hà và trọng lực, khiến trầm tích đọng ở nơi thấp hơn và đá gốc bị lộ ra. Hướng phát triển của địa hình lục địa phụ thuộc vào mối quan hệ giữa bóc mòn và chuyển động của vỏ Trái Đất. Trong điều kiện kiến tạo ổn định, kết quả của bóc mòn tạo ra những đồng bằng bóc mòn.

Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào

– Một số dạng địa hình bóc mòn:

   + Hàm ếch sóng vỗ: do sóng biển.

   + Nấm đá: do gió mang theo cát khoét mòn.

   + Địa hình phi–o: do băng hà.

   + Rãnh nông: do dòng chảy tạm thời.

Quá trình bóc mòn có các hình thức sau:

– Xâm thực:

Xâm thực là hình thức bóc mòn chủ yếu do nước chảy. Kết quả tạo ra các khe rãnh, mương suối, thung lũng sông, suối…thường xảy ra ở vùng có lượng mưa cường độ cao, thuơng xuyên.

– Thổi mòn:

Là hình thức bóc mòn do gió thổi, kết quả: tạo ra các dạng địa hình thổi mòn như nấm đá, cổng đá, đá rỗ tổ ong…

Gió xói mòn thường xảy ra trong khu vực có ít hoặc không có thảm thực vật, thường là ở những nơi không có đủ lượng mưa để hỗ trợ thực vật.Một ví dụ là sự hình thành của các cồn cát, trên một bãi biển hoặc trong một sa mạc.

– Mài mòn:

Do tác động của sóng biển hoặc băng hà..

Kết quả: tạo ra các dạng địa hình ven biển như hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ, Phi-o…

2. Quá trình bồi tụ là gì?

Bồi tụ là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu phá huỷ.

Quá trình bồi tụ diễn ra rất phức tạp, nó phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực. Khi động năng giảm dần thì các vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường di chuyển của chúng theo thứ tự kích thước và trọng lượng giảm. Nếu động năng giảm đột ngột thì tất cả các loại vật liệu đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng. Kết quả của quá trình bồi tụ đã tạo nên các dạng địa hình bồi tụ.

Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào

Nếu động năng giảm đột ngột thì tất cả các loại vật liệu đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng. Kết quả của quá trình bồi tụ đã tạo nên các dạng địa hình bồi tụ.

Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau: các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chồ gổ ghề đó.

Nhìn chung  dù nội lực và ngoại lực là đối nghịch nhau Tuy nhiên chúng luôn tác động đồng thời và tạo ra các hình dạng địa hình trên bề mặt trái đất

Một số dạng địa hình bồi tụ chính là kết quả của quá trình bồi tụ là tạo nên hàng loạt địa hình mới. Ở sa mạc, gió vận chuyển và tích tụ vật liệu, tạo ra các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát…

Có địa hình bồi tụ như là: Đồng bằng duyên hải miền Trung

– Sông: bãi bồi

– Nước chảy: đồng bằng châu thổ

– Sóng biển: bãi biển

– Gió: cồn cát, đụn cát ở bờ biển

—————————-

Trên đây THPT Trịnh Hoài Đức đã cùng các bạn tìm hiểu về quá trình bóc mòn và bồi tụ. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt! 

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết