Câu hỏi: Tại sao ở các loại đất khác nhau có các loài thực vật khác nhau?
Trả lời
Mỗi loại đất lại có các đặc tính lí, hóa và độ phì riêng phù hợp với từng loài thực vật đó do đó ở các loại đất khác nhau có các loài thực vật khác nhau.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 12: Đất và sinh quyển
Tìm hiểu về các loại đất của nước ta
Nước ta có hai loại đất chính đó là đất phù sa và đất Feralit:
Đất phù sa phân bố ở vùng đồng bằng:
Phù sa là các vật thể nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bờ do thủy lưu di chuyển theo các dòng nước hoặc bị lắng đọng ở bãi bồi. Phù sa là vật liệu tạo nên các dạng địa hình bồi tích ở vùng hạ lưu sông (đồng bằng)
Đất phù sa là loại đất được hình thành và tiến hóa chậm do sự phong hóa của đá và phân hủy của xác động thực vật dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Đất phù sa là một trong những loại đất trồng tốt nhất hiện nay vì dinh dưỡng mà loại đất này cung cấp cho cây là rất lớn.
Đất Feralit phân bố ở vùng đồi núi:
Nhóm đất đỏ vàng hay còn gọi là nhóm đất Feralit trong phân loại của FAO, nó được gọi tên là Ferralsols, là nhóm đất có màu đỏ hoặc lẫn đỏ, thường xuất hiện dưới tán rừng mưa nhiệt đới. Tầng tích lũy chất hữu cơ (tầng A) thường mỏng, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp, trong thành phần của mùn, acid fulvônic thường chiếm ưu thế. Thường có tích tụ các oxide của sắt và nhôm (Fe và Al) trong tầng B, do vậy tạo nên màu đỏ vàng thường thấy của loại đất này (trong phân loại của Bộ nông nghiệp Mỹ, người ta lấy tên nhóm đất này là oxisols có nguyên nhân từ điều này). Hàm lượng các khoáng vật nguyên sinh rất thấp, trừ các khoáng vật rất bền (thạch anh, cao lanh). Đoàn lạp của đất có tính bền tương đối cao. chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. Đất có tính chất: chua, nghèo mùn, thường bị khô hạn, ít chất dinh dưỡng. Dễ bị rửa trôi, xói mòn, thoái hoá.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức