Câu trả lời chính xác nhất: Nhiệt lượng bức xạ mặt trời ngoài một phần trực tiếp đốt nóng không khí, còn phần lớn là do bề mặt đất hấp thụ sau đó phản hồi vào không khí, tạo nên nhiệt độ không khí.
– Sự thay đổi bức xạ mặt trời đã làm cho nhiệt độ trung bình năm của không khí có sự thay đổi theo vĩ độ (càng xa xích đạo nhiệt độ không khí càng giảm), theo lục địa và đại dương, theo độ cao địa hình.
+ Ban ngày, Mặt Trời càng lên cao thì cường độ bức xạ Mặt Trời càng lớn, nhiệt độ không khí gần mặt đất lên cao.
+ Ban đêm, khi bức xạ Mặt Trời không có thì bức xạ mặt đất cũng yếu dần nên nhiệt độ của lớp không khí gần sát mặt đất cũng xuống thấp.
Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi bức xạ mặt trời tác động đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây.
Bức xạ mặt trời được hiểu đơn giản nhất là các dòng vật chất và năng lượng do Mặt Trời phát ra. Đây chính là nguồn năng lượng chính cho những quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ trên Trái Đất, cũng như chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh có trong hệ Mặt Trời.
Bức xạ mặt trời được hấp thụ và biến đổi thành nhiều dạng năng lượng hữu ích. Ví dụ như nhiệt và điện sử dụng cho nhiều công nghệ. Nhưng tính khả thi kỹ thuật và hoạt động của những công nghệ này phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời có sẵn.
a. Bức xạ và nhiệt độ không khí
– Khái niệm: Là các dòng năng lượng và vật chất của mặt trời tới Trái Đất, được mặt đất hấp thụ 47%, khí quyển hấp thụ 1 phần (19%).
– Đặc điểm:
+ Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất được mặt trời đốt nóng.
+ Góc chiếu lớn nhiệt càng nhiều.
b. Phân bố theo vĩ độ địa lí
– Đặc điểm:
+ Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo đến cực (vĩ độ thấp lên cao)
+ Biên độ nhiệt lại tăng dần (chênh lệch góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng càng lớn).
– Nguyên nhân: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ dẫn đến lượng nhiệt nhận được giảm.
c. Phân bố theo lục địa và đại dương
– Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa.
+ Cao nhất 300C (hoang mạc Xahara).
+ Thấp nhất -30,20C (đảo Grơn-len).
– Do sự hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau => Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.
– Do ảnh hưởng của các dòng biển => Nhiệt độ thay đổi theo bờ các lục địa.
d. Phân bố theo địa hình
– Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, trung bình cứ 100m giảm 0,60C (không khí loãng, bức xạ mặt đất yếu).
– Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi:
+ Sườn cùng chiều, lượng nhiệt ít.
+ Sườn càng dốc góc nhập xạ càng lớn.
+ Hướng phơi của sườn núi ngược chiều ánh sáng Mặt Trời, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt nhiều.
—————————-
Trên đây THPT Trịnh Hoài Đức đã cùng các bạn tìm hiểu về sự thay đổi bức xạ mặt trời có tác động đến sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức