• Trang chủ
  • Quan sát sơ đồ ở Hình 18.7, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê sơ?
storage/uploads/quan-sat-so-do-o-hinh-187-em-co-nhan-xet-gi-ve-bo-may-nha-nuoc-thoi-le-so_1

Quan sát sơ đồ ở Hình 18.7, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê sơ?

Câu hỏi: Quan sát sơ đồ ở Hình 18.7, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê sơ?

Quan sát sơ đồ ở Hình 18.7, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê sơ?

Trả lời

– Bộ máy nhà nước phân chia thành nhiều tầng lớp khác nhau. Trong đó, vua đứng đầu có quyền lực tối cao. Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triều đình đến địa phương.

– Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ được coi là hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với các đời vua trước. 

>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 18: Văn minh Đại Việt

Tổ chức nhà nước của nền văn minh Đại Việt

Ngay từ buổi độc lập, dân tộc ta bắt tay vào việc xây dựng cho mình một nhà nước riêng theo mô hình quân chủ chuyên chế. Nhà nước gồm hai bộ phân : Trung Ương và địa phương. Chính quyền Trung ương đứng đầu là vua – người nắm mọi quyền lực chủ yếu của đất nước. Vua có quyền quyết định tối cao cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, tôn giáo lẫn lập pháp và hành pháp. Vua có quyền sinh quyền sát đối với mọi người trong nước và trở thành biểu tượng của quốc gia theo đúng quan niệm của Nho gia “trung quân” là “ái quốc”. Vua thống trị theo chế độ cha truyền con nối. Các Vua của Đại Việt tuy nằm trong tay mọi quyền hành như vậy, vẫn luôn có một hệ thống đại thần giúp việc. Đó là tả hữu tướng quốc (hay tể tướng) và tam thái, tam thiếu, tam tư. Những khi có việc quân quốc trọng sư, vua thường ban với những người trong hàng ngũ quan địa thần để quyết định. Ngoài ra còn có cả một hệ thống cơ quan, quan lại cao cấp khác. Mỗi một cơ quan chịu trách nhiệm về mặt hoạt động của nhà nước. Vào thế kỷ XV, bộ máy nhà nước đó đã được phân thành 6 bộ và một số đài, việc phụ trách việc giấy tờ và thanh tra quan lại. Mặc dù bộ máy nhà nước đương thời được tổ chức theo mô hình các triều đại Trung Quốc – vì bây giờ mô hình đó được xem là tiên tiến nhất, nó vẫn mang đậm sắc thái của dân tộc Việt Nam. Đó chính là nét đặc biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước trung ương thời phong kiến ở Việt Nam. Vua và hàng ngũ quan lại không chỉ biết hưởng những của cải thu được từ nhân dân mà thực sự cùng nhân dân lo lắng đến mùa màng sản xuất, chiến đấu và bảo vệ tổ quốc. Trong chiến tranh, vua là người chỉ huy quân sự. Các chức quan khuyến nông, hà đê, đồn điền sứ có nhiệm vụ thường xuyên chăm lo việc sản xuất, chống lụt hạn, mở rộng diện tích canh tác. Trong nội bộ, sử cũ viết : “năm 1251, vua Trần ban yến ở điện, các quan đến dự. Đến khi rượu say, người dự tiệc đều đứng dậy, dang tay mà hát…. Đến sau, có yến tiệc gì, có người đội mo nang cầm cái dùi làm tiểu lệnh”. Như nhận xét của một số nhà sử học xưa: “xem như thế đủ biết bây giờ vua tôi cùng vui, không câu nệ lễ phép, cũng là phong tục giản dị, chất phác “. Ngày lễ, ngày tết các quan đem quà biếu vua. Vua tổ chức yến tiệc mời lại hoặc cùng nhân dân xem hát, múa rối nước. Những lời ca điệu múa dân gian được diễn cả ở cung đình. Ngày hội thề của trăm quan ở đền Đông Cổ (Trống đồng) “con trai, con gái bốn phương đứng cạnh đường xem chật ních, cho là ngày hội lớn”.

Quan sát sơ đồ ở Hình 18.7, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê sơ? (ảnh 2)

Ở địa phương, mặc dù làng xã vẫn là cơ sở nhưng bên trên đã có một hệ thống hành chính lớn nhỏ khác nhau, từ lộ, phủ, châu đến huyện. Mỗi đơn vị đều có một nhóm quan lại và quân đội cai quản. Vào cuối thế kỷ XV, các ti phụ trách đạo thừa tuyên (Đô ti, Thừa Ti và hiến ti) thay cho lộ thời trước giữ một địa vị rất quan trọng vừa bảo vệ quyền thống trị của Triều Lê chăm lo cuộc sống của nhân dân.

Xã không còn là những tế bào độc lập mà từ đầu thời Trần đã được nhà nước quản lí (hộ tịch, ruộng đất các xã đều phải kê khai và gửi lên quan huyện, phủ lộ để nhà nước nắm được).

Sang thời Lê Sơ nhà nước tăng cường thêm một bước việc quản lí xã thôn (thông qua chính sách quân điền, nhà nước bắt quan lại cấp thôn xã phải khai số đinh, số ruộng tầu lên, nếu làm sai mà có người phát giác sẽ bị xử phạt ). Nhà nước còn quy định cả số xã trường đối với xã lớn, vừa và nhỏ, thậm chí còn quy định cả thể lệ bầu xã trưởng. Đến thế kỉ XV, Đại Việt đã trở thành một khối thống nhất có tổ chức và trật tự do nhà nước quản lí. Đó là một hệ thống chính quyền phong kiến tập trung cao độ, thể hiện sức mạnh chi phối của triều đình trung ương xuống các địa phương và quyền chuyên chế tuyệt đối của nhà vua. Đầu thế kì XIX tổ chức nhà nước tuy được cải tiến ít nhiều trên cơ sở học tập nhà Thanh và một vài thành tựu của phương Tây, nhưng nói chung vẫn là một nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết