Câu hỏi: Quan sát hình 8.7 và dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 45oB từ tây sang đông và giải thích.
Trả lời:
Từ hình 8.7, ta có thể thấy lượng mưa phân bố không đều trên lục địa theo vĩ tuyến 45oB chiều từ phía tây sang phía đông:
– Tại lục địa Bắc Mĩ:
+ Lượng mưa giảm dần từ 2 phía tây và đông vào nội địa.
+ Ở rìa phía Đông có lượng mưa khá lớn từ 1000 – 2000 mm, rìa phía tây có lượng mưa trung bình 500 -1000 mm. Trong nội địa lượng mưa thấp, chỉ từ 200 – 500 mm.
Nguyên nhân là do:
+ Phía đông và phía tây Bắc Mĩ giáp 2 đại dương rộng lớn nên được cung cấp nhiều hơi ấm, ở phía tây (vĩ tuyến 45oB) có dòng biển nóng chảy qua ven bờ.
+ Nội địa ít mưa là do có hai dãy núi Cooc-đi-e ở phía tây và A-pa-lat ở phía đông chắn gió ẩm.
– Lục địa Á – Âu:
+ Phía tây châu Âu và rìa phía đông châu Á (vĩ tuyến 45oB) có lượng mưa trung bình 500 – 1000m.
+ Vào sâu trong nội địa lượng mưa ít (200 – 500 mm).
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do:
+ Ở phía tây châu Âu có lượng mưa lớn do giáp biển và có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ.
+ Tại rìa phía đông châu Á giáp biển và có dòng biển nóng Cư-rô-si-ô chảy qua nên khu vực này có lượng mưa khá lớn.
+ Khi càng vào sâu trong lục địa, gió mang hơi ẩm cũng bị biến chất trở nên khô hơn do các yếu tố địa hình khác nhau.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa – Cánh Diều
Mưa được hình thành như thế nào?
Quá trình hình thành mưa không phải lúc nào cũng giống nhau: Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng. Không khí chứa hơi nước và một lượng nước nhất định trong một khối không khí khô được tính bằng đơn vị gram nước/kg khí khô.
Lượng nước một khối không khí có thể chứa trước khi nó đạt đến trạng thái bảo hòa và hình thành mây phụ thuộc vào nhiệt độ của nó.
Khối không khí ấm hơn có thể chứa nhiều hơi nước hơn khối không khí lạnh trước khi đạt đến trạng thái bảo hòa. Vì thế, một phương thức làm bảo hòa khối không khí là làm lạnh nó. Điểm đọng sương là nhiệt độ mà tại đó khối không khí phải được làm lạnh để đạt đến trạng thái bảo hòa.
Các cách chính hơi nước được thêm vào không khí gồm: Hội tụ gió vào trong các khu vực có chuyển động đi lên, ngưng tụ hoặc rơi từ trên cao, nước bốc hơi vào ban ngày từ mặt biển, các vực nước hoặc đất ngập nước, hơi nước thoát qua thực vật, không khí khô hoặc lạnh chuyển động qua các vực nước ấm hơn, và sự dâng lên của không khí khi gặp các dãy núi.
Hơi nước thường bắt đầu cô đọng lại thành các condensation nuclei như bụi, băng, và muối để tạo thành mây. Mây tầng là một loại mây ổn định có xu hướng hình thành khi lạnh, khối không khí ổn định được giữa bên dưới khối không khí ấm. Nó cũng có thể hình thành do sự nâng lên.
Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ các đại dương bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức