• Trang chủ
  • Quan sát hình 27.1, hãy nêu đặc điểm của ngành giao thông vận tải
storage/uploads/quan-sat-hinh-271-hay-neu-dac-diem-cua-nganh-giao-thong-van-tai_1

Quan sát hình 27.1, hãy nêu đặc điểm của ngành giao thông vận tải

Câu hỏi: Quan sát hình 27.1, hãy nêu đặc điểm của ngành giao thông vận tải

Quan sát hình 27.1, hãy nêu đặc điểm của ngành giao thông vận tải

Trả lời

Từ hình 27.1, ta có thể rút ra đặc điểm của ngành giao thông vận tải như sau:

– Đối tượng chính của ngành giao thông vận tải là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra.

– Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.

– Ngành này sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành kinh tế khác.

– Đặc biệt, có sự phân bố đặc thù, theo mạng lưới với các tuyến và đầu nối giao thông.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 

Vai trò và phân loại theo tính chất của ngành giao thông vận tải

Vai trò của ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải có những vai trò quan trọng như:

+ Giúp cho quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục, bình thường.

+ Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân.

+ Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất và dân cư.

+ Thúc đẩy hoạt động kinh tế – văn hóa ở các vùng núi xa xôi.

+ Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.

+ Thực hiện mối giao lưu kinh tế – xã hội giữa các vùng, các nước trên thế giới.

Quan sát hình 27.1, hãy nêu đặc điểm của ngành giao thông vận tải (ảnh 2)

Phân loại kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được phân loại theo nhiều tiêu thức tuỳ thuộc vào bản chất và phương pháp quản lý. Có thể phân loại theo hai tiêu thức phổ biến sau:

Phân theo tính chất các loại đường

Hạ tầng đường bộ bao gồm hệ thống các loại đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và hệ thống các loại cầu: cầu vượt, cầu chui…cùng những cơ sở vật chất khác phục vụ cho việc vận chuyển trên bộ như: bến bãi đỗ xe, tín hiệu, biển báo giao thông, đèn đường chiếu sáng…

– Hạ tầng đường sắt bao gồm các tuyến đường ray, cầu sắt, đường hầm, các nhà ga và hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt…

– Hạ tầng đường sông bao gồm các cảng sông, luồng lạch, kè bờ… là những tiền đề để tiến hành khai thác vận tải đường thủy.

– Hạ tầng đường biển bao gồm hệ thống các cảng biển, cảng nước sâu, cảng container và các công trình phục vụ vận tải đường biển như hoa tiêu, hải đăng…

– Hạ tầng hàng không là những sân bay, đường băng…

Phân theo khu vực

– Hạ tầng giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận: giao thông đối ngoại và giao thông nội thị. Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không nối liền hệ thống giao thông nội thị với hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế. Giao thông nội thị là hệ thống các loại đường nằm trong nội bộ, nội thị thuộc phạm vị địa giới hành chính của một địa phương, một thành phố. Giao thông tĩnh trong đô thị bao gồm nhà ga, bến xe ô tô, các điểm đỗ xe…

– Hạ tầng giao thông nông thôn chủ yếu là đường bộ bao gồm các đường liên xã, liên thôn và mạng lưới giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nông ngư nghiệp. Hạ tầng giao thông nông thôn đóng góp một phần quan trọng vào hệ thống giao thông quốc gia, là khâu đầu và cũng là khâu cuối của quá trình vận chuyển phục vụ sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản và sản phẩm tiêu dùng cho toàn bộ khu vực nông thôn.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết