Câu hỏi: Quan sát hình 26.2, hãy trình bày cơ cấu ngành dịch vụ. Nêu ví dụ về một trong ba nhóm ngành dịch vụ.
Trả lời
– Dịch vụ là kết quả của quá trình lao động nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người. Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng và phức tạp, phân chia thành 3 nhóm chính là dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công
+ Dịch vụ kinh doanh: gồm dịch vụ sản xuất (tài chính ngân hàng, kế toán,…) và dịch vụ phân phối (giao thông vận tải, thương mại,…).
+ Dịch vụ tiêu dùng: gồm dịch vụ xã hội (bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục,…) và dịch vụ cá nhân (du lịch, sửa chữa,…).
+ Dịch vụ công (dịch vụ hành chính công và thủ tục hành chính).
– Ví dụ: Dịch vụ kinh doanh có vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,…
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch
Tìm hiểu bản chất của dịch vụ, vai trò của dịch vụ
Bản chất của dịch vụ
Dịch vụ là là quá trình vận hành các hoạt động, hành vi dựa vào các yếu tố vô hình nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Gắn liền với hiệu suất/ thành tích bởi mỗi dịch vụ đều gắn với mục tiêu là mang lại giá trị nào đó cho người tiêu dùng. Hiệu suất ở đây chính là những tiện ích, giá trị và giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ.
Là một quá trình, nó diễn ra theo một trình tự nhất định bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác nhau. Trong mỗi giai đoạn đôi khi sẽ có thêm nhiều dịch vụ phụ, dịch vụ cộng thêm.
Vai trò dịch vụ
– Đối với nền kinh tế quốc dân
+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ trong nền kinh tế
+ Đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế
+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
+ Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
+ Dịch vụ thể hiện trình độ văn minh thương mại của một quốc gia.
– Đối với doanh nghiệp
+ Dịch vụ đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp ở cả 2 khía cạnh:
Nguồn thu trực tiếp từ cung ứng dịch vụ
Nhờ có dịch vụ mà bán được nhiều hàng hóa hơn, từ đó mở rộng được thị trường kinh doanh
+ Dịch vụ là vũ khí cạnh tranh quan trọng nhất, cao nhất trên thương trường:
Cấp độ 1: Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
– Chất lượng sản phẩm dễ bị sao chép
– Chất lượng sản phẩm bị chi phối bởi vấn đề tài chính
Cấp độ 2: Cạnh tranh bằng giá
– Khả năng chi phối giá của các công ty lớn trên thị trường
– Việc điều chỉnh giá cả sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận
Cấp độ 3: Cạnh tranh bằng dịch vụ
– Dịch vụ khó chuẩn hóa
– Dịch vụ không có giới hạn cuối cùng
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức