Câu hỏi: Quan sát hình 21.5 hãy kể tên những nước có sản lượng thủy sản từ 5 triệu tấn đến dưới 10 triệu tấn, từ 10 triệu tấn đến dưới 50 triệu tấn và từ 50 triệu tấn trở lên. Nhận xét và giải thích.
Trả lời
– Phân bố thủy sản:
+ Tại Hoa Kì, Pê-ru, Liên bang Nga, Việt Nam: Có từ 5 – 10 triệu tấn
+ Từ 10 – 50 triệu tấn: Phân bố ở Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a.
+ Trên 50 triệu tấn: Trung Quốc.
* Nhận xét và giải thích:
Sản lượng thủy sản thế giới phân bố không đồng đều, tập trung có một số khu vực:
– Khu vực đới nóng có sản lượng thủy nhiều nhất trong đó thủy sản nuôi trồng chiếm ưu thế vì điều kiện tự nhiên thuận lợi (mặt nước, khí hậu) để phát triển.
– Khu vực ôn đới chủ yếu phát triển thủy sản khai thác, đây là các khu vực gặp nhau của các dòng biển nóng và lạnh có nguồn hải sản phong phú thuận lợi cho khai thác.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Tổng quan về ngành thủy sản nước ta
– Diện tích (Land area): 329.560 km2
– Chiều dài bờ biển (Coast line) : 3.260 km
– Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ): 1 triệu km2
– Tổng sản lượng thủy sản (2020): 8,4 triệu tấn
+ Khai thác: 3,85 triệu tấn
+ NTTS: 4,56 triệu tấn
– Giá trị XK 2020: 8,5 tỷ USD
– Lực lượng lao động: Hơn 4 triệu người
– Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia:
+ Chiếm 4-5% GDP;
+ 9 – 10% tổng kim ngạch XK quốc gia.
– Đứng thứ 5 về giá trị XK (sau: điện tử, may mặc, dầu thô, giày dép)
Phân loại thủy sản
Sự phân lại các loài thủy sản được dựa theo đặc điểm cấu tạo loài tính ăn và môi trường sống và khí hậu.
– Nhóm cá (fish): Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là cá nước ngọt hay cá nước lợ. Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình,…
– Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân, trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng. Ví dụ: Tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển.
– Nhóm động vật thân mềm (molluscs): Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,….) và một số ít sống ở nước ngọt (trai, trai ngọc).
– Nhóm rong (Seaweeds): Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có loài có kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như Chlorella, Spirulina, Chaetoceros,Sargassium (Alginate), Gracillaria…
– Nhóm bò sát (Reptilies) và lưỡng cư (Amphibians): Bò sát là các động vật bốn chân có màng ối(ví dụ: cá sấu) Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước (ví dụ: ếch, rắn…) được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong mỹ nghệ như đồi mồi (lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu (lấy da).
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức