• Trang chủ
  • Quan sát hình 21.1, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới
storage/uploads/quan-sat-hinh-211-hay-nhan-xet-va-giai-thich-su-phan-bo-cac-cay-luong-thuc-chinh-tren-the-gioi_1

Quan sát hình 21.1, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới

Câu hỏi: Quan sát hình 21.1, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới.

Quan sát hình 21.1, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới

Trả lời

Từ hình 21.1 ta có thể rút ra nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới như sau:

– Lúa gạo thích hợp với khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa nên phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

– Ở khu vực ôn đới chủ yếu là lúa mì do lúa mì ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

– Ngô phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng do ngô thích hợp với đất ẩm, nhiều mùn, ưa khí hậu nóng, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Tìm hiểu Cây lương thực là gì?

Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột đường cacbohydrat trong khẩu phần ăn. Đa số cây lương thực đều là cây trên dưới 1 năm

Năm loại cây lương thực chính của thế giới là bắp, lúa nước, lúa mì, đậu tương và khoai tây. Bắp, lúa gạo và lúa mì chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng 43% calories từ tất cả mọi lương thực, thực phẩm vào năm 2003.

Quan sát hình 21.1, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới (ảnh 2)

Bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam là lúa, bắp, sắn và khoai lang. Lúa, bắp, sắn, khoai lang là bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam Các loại hạt cốc khác, diện tích trồng và sản lượng ít hơn, có Đại mạch, cao lương (tên khác lúa miến, mộc mạch), kê, Hắc mạch, Yến mạch, Kiều mạch, Fonio, Diêm mạch. Các loại cây có củ khác có khoai môn, củ mỡ, củ từ, dong riềng, củ dong, khoai mài, khoai nưa.

Ở châu Phi, chuối bột cũng được dùng làm lương thực tương tự như việc sử dụng quả sakê ở nước Nhật. Tại Ấn Độ, một số nước châu Phi và một số đảo ở Thái Bình Dương, những loại đậu đỗ ăn hạt như đậu trắng, đậu đen, đậu xanh,đậu đỏ, đậu trứng cuốc, đậu nho nhe hay thân giàu tinh bột từ một số cây như cây báng… cũng được sử dụng làm lương thực tương tự như thực phẩm ở Việt Nam.

Hạt hoặc củ của cây lương thực là thành phần chính trong khẩu phần ăn của những người dân nghèo tại nhiều nước đang phát triển. Việc tiêu thụ này ở các nước phát triển tuy ít hơn nhưng vẫn là đáng kể nhất.

Trong một số ngôn ngữ phương Tây, cây lương thực, cây “ngũ cốc” được gọi là cereal, cereali, cerealo, zerial, có nguồn gốc từ Ceres, tên gọi của vị nữ thần nông nghiệp và mùa màng của thời kỳ tiền La Mã. Nó dùng để chỉ các loài thực vật thuộc họ Hòa thảo được con người gieo trồng để lấy hạt có thể ăn được (về mặt thực vật học, chúng là kiểu quả gọi là quả thóc).

Trong tiếng Việt ngày nay, cây lương thực được dùng để chỉ toàn bộ nhóm cây lương thực có hạt và nhóm cây củ có bột, chủ yếu là bốn cây lương thực chính lúa, bắp, sắn, khoai lang.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết