• Trang chủ
  • Quan sát hình 17.2, hãy phân tích một trong ba nhóm nhân tố tác động đến đô thị hóa
storage/uploads/quan-sat-hinh-172-hay-phan-tich-mot-trong-ba-nhom-nhan-to-tac-dong-den-do-thi-hoa_1

Quan sát hình 17.2, hãy phân tích một trong ba nhóm nhân tố tác động đến đô thị hóa

Câu hỏi: Quan sát hình 17.2, hãy phân tích một trong ba nhóm nhân tố tác động đến đô thị hóa.

Quan sát hình 17.2, hãy phân tích một trong ba nhóm nhân tố tác động đến đô thị hóa

Trả lời

Các nhân tố tác động đến đô thị hóa:

Vị trí địa lí: Tạo động lực phát triển đô thị và quy định chức năng đô thị.

Ví dụ: Các đô thị lớn ở Bắc Mỹ như Niu I-oóc, Phi-la-den-phi-a, Lốt An-giơ-let,… đều nằm ở ven biển, nơi có vị trí địa lí thuận lợi về giao thông vận tải biển nhằm trao đổi, buôn bán với các nước trên thế giới.

Điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,…) có tác động đến bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị, khả năng mở rộng không gian đô thị và chức năng, bản sắc đô thị.

Điều kiện kinh tế – xã hội (Dân cư, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở vật chất – kĩ thuật, chính sách phát triển kinh tế – xã hội,…) có tác động đến mức độ và tốc độ đô thị hóa; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống, quy mô và chức năng đô thị đồng thời hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Tìm hiểu Các hình thức đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa

Các hình thức đô thị hoá

Hiện nay, đô thị hóa có 3 hình thức chính, bao gồm: đô thị hóa ngoại vi, đô thị hóa nông thôn và đô thị hóa tự phát. Đặc điểm của mỗi hình thức này như sau:

Đô thị hóa nông thôn: đây là quá trình phát triển nông thôn và xây dựng lối sống thành thị ở khu vực nông thôn (hình thức nhà cửa, cách sống, phong cách sinh hoạt…). Hình thức này là cách tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững và có tính quy luật.

Đô thị hóa ngoại vi: đây là quá trình phát triển mạnh khu vực ngoại vi của thành phố do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp… tạo ra các cụm liên đô thị, đô thị… góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.

Đô thị hóa tự phát: đây là quá trình phát triển thành phố do sự gia tăng dân số quá mức và tỷ lệ di dân từ nông thôn đến khu vực thành thị lớn dẫn đến tình trạng thất nghiệp, giảm sút chất lượng cuộc sống.

Quan sát hình 17.2, hãy phân tích một trong ba nhóm nhân tố tác động đến đô thị hóa (ảnh 2)

Ảnh hưởng của đô thị hóa

Đô thị hóa làm ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến số lượng, chất lượng dân số đô thị. Quá trình này còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia.

Tích cực

Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài.

Tiêu cực (tự phát)

Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố. Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề như nghèo đói lạc hậu, mù chữ; tệ nạn như trộm cắp, ô nhiễm môi trường, phân chia giàu nghèo…

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết