• Trang chủ
  • Quan sát hình 16.3, hãy phân biệt các loại cơ cấu xã hội của dân số
storage/uploads/quan-sat-hinh-163-hay-phan-biet-cac-loai-co-cau-xa-hoi-cua-dan-so_1

Quan sát hình 16.3, hãy phân biệt các loại cơ cấu xã hội của dân số

Câu hỏi: Quan sát hình 16.3, hãy phân biệt các loại cơ cấu xã hội của dân số.

Quan sát hình 16.3, hãy phân biệt các loại cơ cấu xã hội của dân số

Trả lời 

– Từ hình 16.3 ta có thể phân biệt các loại cơ cấu xã hội dân số như sau:

+ Cơ cấu dân số theo lao động: thể hiện sự tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng số lao động xã hội. Cơ cấu này cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

+ Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa: xác định dựa vào tỉ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Các nước đang phát triển là như thế nào?

Nước đang phát triển là một quốc gia có bình quân mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp chưa được phát triển hoàn toàn và có chỉ số phát triển con người (HDI) cũng như thu nhập bình quân đầu người không cao. Ở các quốc gia này, ngoại trừ nhóm thiểu số (các nước công nghiệp mới) đạt đến được mức khá hoặc cao, phần lớn còn lại có thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người chỉ ở mức trung bình.

Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin…

Quan sát hình 16.3, hãy phân biệt các loại cơ cấu xã hội của dân số (ảnh 2)

Các quốc gia có sự tiến bộ vượt trội so với các nước đang phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ của các nước phát triển được đưa vào nhóm nước mới công nghiệp hóa.

Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế. Các nước trên thế giới được xếp vào những nhóm khác nhau, với sự tương phản rõ rệt về trình độ phát triển kinh tế xã hội. Hiện các quốc gia được xếp vào hai nhóm nước: nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.

Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đẩu người (GDP/người) cao, đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao. Theo quỹ tiền tệ quốc tế, thế giới có 29 nước thành viên có nền kinh tế phát triển, thuộc vào hàng những nước công nghiệp.

Đặc điểm chung của nhóm các nước đang phát triển là: GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. Ở nước đang phát triển, ngoại trừ nhóm thiểu số (các nước công nghiệp mới) đạt đến được mức khá hoặc cao, phần lớn còn lại có thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người chỉ ở mức trung bình.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết