• Trang chủ
  • Quan sát hình 14.2, hình 14.3, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
storage/uploads/quan-sat-hinh-142-hinh-143-hay-trinh-bay-khai-niem-bieu-hien-va-y-nghia-cua-quy-luat-thong-nhat-va-hoan-chinh_1

Quan sát hình 14.2, hình 14.3, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Câu hỏi: Quan sát hình 14.2, hình 14.3, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.

Quan sát hình 14.2, hình 14.3, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
Quan sát hình 14.2, hình 14.3, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh (ảnh 2)

Trả lời

Từ hình 14.2 và hình 14.3, ta có thể rút khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh như sau:

Khái niệm của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

Biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ ban đầu.

Ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh: Con người có thể dự báo được các thay đổi của thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, từ đó có biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 14: Vỏ Địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Tìm hiểu khái quát quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

* Nguyên nhân: Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của nội lực và ngoại lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết, tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.

* Phân biệt lớp vỏ địa lí và lóp vỏ Trái Đất:

– Về vị trí: lớp vỏ địa lí ở trên lớp vỏ Trái Đất.

– Về chiều dày, giới hạn:

+ Ở lục địa: vỏ địa lí tính từ giới hạn dưới cùa vỏ phong hóa lên đán 22km (dày khoảng 25km). Vỏ Trái Đất tính từ bề mặt xuống hết lớp vỏ Trái Đất (dày khoảng 70km).

+ Ở đại dương: vò địa lí tính từ đáy vực thẳm đại dương lên 22km (dày khoảng 35km). Vỏ Trái Đất tính từ bề mặt đáy đại dương xuống hết lớp vỏ Trái Đất (chi dày khoáng 5km).

– Về thành phần vật chất:

+ Lớp vò địa lí gồm: đá mẹ, đất, sinh vật, nước, không khí.

+ Lớp vỏ Trái Đất: là lóp vỏ cứng gồm ba lớp đá: trầm tích, granit, badab.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết