• Trang chủ
  • Quan sát hình 12.1 hãy phân biệt đất và lớp vỏ phong hóa
storage/uploads/quan-sat-hinh-121-hay-phan-biet-dat-va-lop-vo-phong-hoa_1

Quan sát hình 12.1 hãy phân biệt đất và lớp vỏ phong hóa

Câu hỏi: Quan sát hình 12.1 hãy phân biệt đất và lớp vỏ phong hóa.

Quan sát hình 12.1 hãy phân biệt đất và lớp vỏ phong hóa

Trả lời

Phân biệt đất và lớp vỏ phong hóa:

Tiêu chí so sánh

Đất

Lớp vỏ phong hóa

Thành phần Các chất vô cơ, hữu cơ, nước, không khí. Sản phẩm phong hóa đá gốc. 
Vị trí Nằm phía trên lớp vỏ phong hóa. Nằm phía dưới lớp đất và phía trên cùng của tầng đá gốc.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 12: Đất và sinh quyển

Tìm hiểu Phong hóa là gì và các loại đất của nước ta

Phong hóa là gì?

Phong hóa là quá trình phá hủy đất đá và các khoáng vật trong đó, dưới tác dụng của thời tiết, chủ yếu là không khí và nước. Phong hóa được chia thành hai loại chính.

Phong hóa cơ học là quá trình phong hóa trong đó các tác nhân vật lý là tác nhân gây phong hóa. Phong hóa hóa học có sự tham gia của các chất trong môi trường không khí tác động lên đối tượng phong hóa. Có tác giả còn xếp thêm phong hóa sinh học cũng là quá trình phong hóa hóa học nhưng các tác nhân gây phong hóa là các chất có nguồn gốc sinh học.

Quan sát hình 12.1 hãy phân biệt đất và lớp vỏ phong hóa (ảnh 2)

Các loại đất của nước ta

Nước ta có ba nhóm đất chính.             

* Nhóm đất feralit vùng núi thấp:             

– Hình thành trực tiếp trên các miền đồi núi thấp chiếm 65% diện tích tự nhiên.             

– Tính chất: chua, nghèo mùn, nhiều sét.             

– Màu đỏ vàng, nhiều hợp chất Fe, Al.             

– Phân bố: đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).             

– Thích hợp trồng cây công nghiệp 

* Nhóm đất mùn núi cao:             

– Hình thành dưới thảm rừng nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao, 11%             

– Phân bố: chủ yếu là đất rừng đầu nguồn. Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao             

– Thích hợp trồng cây phòng hộ đầu nguồn.             

* Nhóm đất phù sa sông và biển:             

– Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.             

– Tính chất: phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi, ít chua, tơi xốp, giàu mùn.             

– Tập trung tại các vùng đồng bằng: đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ..             

– Thích hợp sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả,…

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết