• Trang chủ
  • Quan sát hình 11.1 hãy giải thích hiện tượng thủy triều?
storage/uploads/quan-sat-hinh-111-hay-giai-thich-hien-tuong-thuy-trieu_1

Quan sát hình 11.1 hãy giải thích hiện tượng thủy triều?

Câu hỏi: Quan sát hình 11.1 hãy giải thích hiện tượng thủy triều?

Quan sát hình 11.1 hãy giải thích hiện tượng thủy triều?

Trả lời

Từ hình 11.1, ta có thể giải thích hiện tượng thủy triều như sau:

Thủy triều là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt trời và lực li tâm khi Trái đất tự quay quanh trục.

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 11: Nước biển và đại dương

Tìm hiểu kiến thức tham khảo về thủy triều

Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước dâng (triều lên thường gọi là “nước lớn”) và nước rút (triều xuống tức “nước ròng”) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.

Quan sát hình 11.1 hãy giải thích hiện tượng thủy triều? (ảnh 2)

Thủy triều trải qua những biến đổi theo các giai đoạn sau:

– Triều dâng: Thường xảy ra khi mực nước biển dâng lên cao trong vài giờ, làm ngập vùng gian triều.

– Triều cao: Là nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó.

– Triều xuống: Là mực nước biển hạ thấp xuống trong vài giờ làm hiện ra vùng gian triều.

– Triều thấp: Là nước sẽ hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó.

Thủy triều đã tạo ra các dòng chảy có tính dao động thường gọi là dòng triều hay triều lưu. Thời điểm mà dòng triều ngưng chuyển động sẽ gọi là nước chùng hoặc nước đứng.

Sau đó, thủy triều sẽ đổi hướng, tạo ra những biến đổi ngược lại. Nước đứng hay xuất hiện gần lúc mực nước triều cao/triều thấp; Tại một vài nơi, thời gian nước đứng là sẽ khác biệt đáng kể so với thời gian triều cao/triều thấp.

Hiện tượng thủy triều được xem là phổ biến nhất là bán nhật triều hoặc nhật triều, tức là xảy ra hai lần nước lớn trong ngày có đỉnh không bằng nhau; chúng sẽ gồm mực nước lớn cao và mực nước lớn thấp trên đồ thị triều. Tương tự thì đối với hai lần nước ròng sẽ bao gồm nước ròng cao và nước ròng thấp.

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết