• Trang chủ
  • Quan sát hình 11.1 hãy cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?
storage/uploads/quan-sat-hinh-111-hay-cho-biet-thuy-trieu-dat-gia-tri-lon-nhat-nho-nhat-khi-nao-tai-sao_1

Quan sát hình 11.1 hãy cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?

Câu hỏi: Quan sát hình 11.1 hãy cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?

Quan sát hình 11.1 hãy cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?

Trả lời

Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của thủy triều đạt được tại:

– Thủy triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.

– Thủy triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.

Giải thích về hiện tượng này: Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng dẫn đến sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất (sức hút kết hợp) nên thủy triều lớn nhất, gọi là triều cường. Ngược lại, khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông do đó sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất nhỏ nhất (triều kém).

>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 11: Nước biển và đại dương

Tại sao lại có hiện tượng thủy triều? Lợi ích và tác hại của thủy triều

Tại sao lại có hiện tượng thủy triều?

Sức hút của nhau giữa Mặt trăng và Trái đất lại có xu hướng làm cho chúng xích lại gần nhau hơn. Nhưng sức hút này sẽ được bù bằng lực quay ly tâm của Trái đất, cũng như là của Mặt trăng, quay xung quanh tâm quán tính của chúng.

Tại tâm Trái đất, lực ly tâm và lực hút đến từ Mặt trăng sẽ bù nhau. Nhưng đó không phải là trường hợp ở một điểm nào đó trên mặt đất vì 2 lực này thay đổi theo chiều ngược nhau: Một điểm càng xa trọng tâm Trái đất và Mặt trăng, lực ly tâm mà nó phải chịu sẽ càng lớn, và ngược lại, sức hút của Mặt trăng sẽ giảm theo khoảng cách.

Vì thế, 2 lực không bù nhau trên bề mặt của Trái đất và sự chênh lệch của chúng là nguồn gốc gây nên thủy triều: Tại điểm A, lực ly tâm không đủ để cân bằng lại với sức hút, vì vậy điểm A có xu hướng dịch chuyển về phía Mặt trăng. Ngược lại, ở điểm B lực ly tâm lớn hơn so với lực của Mặt trăng, do vậy, điểm B sẽ có xu hướng rời xa nó. Đó là lý do mà trên Trái đất có hai lần thủy triều mỗi ngày.

Quan sát hình 11.1 hãy cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao? (ảnh 2)

Hiện tượng hút vi phân này sẽ tác động đến toàn bộ bề mặt Trái đất, nhưng chỉ sự biến dạng của đại dương là dễ nhận thấy nhất, còn vỏ Trái đất quá rắn nên hình dạng nó sẽ khó thay đổi. Sự biến dạng này tăng lên khi mà Mặt trời nằm thẳng hàng cùng với Mặt trăng và Trái đất, khi ấy sẽ thêm vào hiệu ứng thủy triều riêng của nó. Chính vì vậy mà vào lúc trăng non và trăng tròn thủy triều sẽ là mạnh nhất.

Hằng ngày, sẽ có 2 lần thủy triều lên và 2 lần thủy triều xuống. Mỗi ngày thủy triều sẽ xuất hiện muộn hơn khoảng 1h so với ngày trước. Vì mỗi ngày, Mặt trăng sẽ phải thực hiện 1 phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái đất nên Mặt trăng sẽ bị chênh 1h mới trở lại đúng cùng một vị trí cũ.

* Lợi ích của thủy triều 

+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. 

+ Bồi đắp phù sa màu mỡ do các đồng bằng. 

+ Có giá trị về thủy điện và thủy lợi. 

+ Giao thông vận tải và du lịch. 

+ Cải tạo môi trường. 

+ Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. 

* Tác hại của thủy triều

+ Triều cường lên cao gây ngập úng

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết