• Trang chủ
  • Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây?
storage/uploads/qua-trinh-xam-thuc-o-khu-vuc-doi-nui-nuoc-ta-khong-dan-den-ket-qua-nao-sau-day_1

Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây?

Quá trình xâm thực là hiện tượng hình thành bong bóng hơi trong chất lỏng đang chảy, nơi áp suất giảm xuống dưới áp suất hơi và bong bóng này đột ngột xẹp xuống ở vùng áp suất cao. Vậy Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây? Hãy cùng THPT Trịnh Hoài Đức đi tìm hiểu nhé!

Câu hỏi: Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây?

A. Xảy ra hiện tượng đá lở, đất trượt. 

B. Tạo thành các các dãy núi ở phía Tây.

C. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.     

D. Hình thành hang động ở vùng núi đá vôi.

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Tạo thành các các dãy núi ở phía Tây.

Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả tạo thành các các dãy núi ở phía Tây.

>>> Xem thêm: Quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở đồi núi nước ta chủ yếu do?

Giải thích của giáo viên THPT Trịnh Hoài Đức vì sao chọn đáp án B

Xâm thực đồi núi là quá trình ngoại lực diễn ra trên địa hình đồi núi đất dốc nguyên nhân chủ yếu là điều kiện khí hậu mưa nhiều ở vùng núi, mất đi lớp phủ của thực vật ảnh hưởng nghiêm trọng cho tầng phong hóa ở khu vực bị xâm thực sẽ trở nên mảnh mai, mỗi khi mưa lớn lượng đất bị cuốn theo dòng nước và tập trung ở chân sườn núi, đồi tạo thành các nón phóng vật.

Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ bề mặt địa hình ở miền đồi núi là xảy ra hiện tượng đá lở đất trượt, bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh, hình thành hang động ở vùng núi đá vôi và sự bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông. Đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển khoảng 10-20 km.

Các dãy núi được hình thành chủ yếu do các vận động kiến tạo (quá trình nội lực). Do vận động kiến tạo, địa hình được nâng nâng lên, hạ xuống, chỗ tiếp xúc của hai mảng xô vào nhau đá bị nén ép sẽ nhô lên hình thành các dãy núi trẻ.

Ví dụ: Vùng núi Tây Bắc nước ta được vận động tạo núi An-pơ Himalaya nâng lên, làm trẻ hóa địa hình. Đây là vùng núi cao, hiểm trở nhất nước ta.

Như vậy, quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả tạo thành các các dãy núi ở phía Tây.

Quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây?
Rãnh do dòng nước tạm thời tạo ra và vịnh biển

>>> Xem thêm: Hiện tượng xâm thực là gì?

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi

Câu 1: Quá trình bóc mòn là:

A. Quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.

B. Quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.

C. Quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí bạn đầu.

D. Quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác

Đáp án đúng: C. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí bạn đầu.

Câu 2: Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, các khe rãnh xói mòn , các thung lũng sông suối ,.. được gọi là:

A. Địa hình thổi mòn.

B. Địa hình khoét mòn.

C. Địa hình mài mòn.

D. Địa hình xâm thực.

Đáp án đúng: D. Địa hình xâm thực.

Câu 3: Những cách đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình được hình thành do quá trình

A. Xâm thực bởi băng hà.

B. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt.

C. Sự vận động nâng lên của địa hình hai bên.

D. Thổi mòn do gió.

Đáp án đúng: B. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt.

Câu 4: Nội lực và ngoại lực là hai lực

A. Cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

B. Ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

C. Cùng chiều nhau, làm cho địa hình trái đất ngày càng cao hơn.

D. Đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

Đáp án đúng: D. Đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

————————————-

Trên đây THPT Trịnh Hoài Đức đã giải đáp Kiến thức về quá trình xâm thực ở khu vực đồi núi nước ta không dẫn đến kết quả nào sau đây? Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết