Câu hỏi: Phương pháp nào sẽ được sử dụng khi thể hiện các đối tượng, hiện tượng sau trên bản đồ?
Lời giải:
+ Mỏ khoáng sản: Kí hiệu
+ Sự di cư từ nông thôn ra đô thị: Đường chuyển động
+ Phân bố dân cư nông thôn: Chấm điểm
+ Số học sinh các xã, phường, thị trấn: Bản đồ – biểu đồ
+ Cơ sở sản xuất: Kí hiệu
>>> Xem đầy đủ: Soạn Địa 10 Bài 2: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Hướng dẫn phân biệt các phương pháp: kí hiệu, chấm điểm, bản đồ – biểu đồ, khoanh vùng (vùng phân bố).
– Phương pháp kí hiệu
Phương pháp kí hiệu là phương pháp biểu hiện bản đồ đặc biệt được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo từng điểm cụ thể, đối tượng này không phản ánh được trong tỉ lệ bản đồ hoặc chiếm diện tích nhỏ hơn diện tích mà kí hiệu chiếm (điểm dân cư, mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp…). Các kí hiệu thể hiện từng đối tượng được đặt đúng vào vị trí của đổi tượng đó. Ngoài việc chỉ rõ vị trí phân bố và thể loại của đối tượng, thường các kí hiệu còn có khả năng thể hiện những đặc trưng về số lượng, chất lượng, cấu trúc, động lực của đối tượng.
– Phương pháp chấm điểm
Phương pháp chấm điểm dùng để biểu hiện các hiện tượng phân bổ tản mạn, phân tán trên lãnh thổ bằng những điểm chấm. Ví dụ: phân bố dân cư, nhất là dân cư nông thôn; phân bố cây trồng, vật nuôi… Thực chất của phương pháp này là các điểm chấm ứng với một số lượng nhất định các đối tượng và được bố trí ở chỗ tương ứng của đối tượng đó trên bản đồ. Kết quả là sẽ đưa lên trên bản đồ một số lượng điểm có độ lớn bằng nhau. Tập hợp các điểm đó (độ dày đặc) cho ta khái niệm rõ rệt về sự phân bố của đối tượng, còn số lượng điểm cho phép ta xác định số lượng của đối tượng.
– Phương pháp bản đồ – biểu đồ
Phương pháp này thể hiện sự phân bổ của một đối tượng nào đó bằng các biểu đồ được bố trí trên bàn đồ trong các đơn vị lành thổ (thường có tính chất hành chính) và biểu thị một giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trong phạm vi lành thổ tương ứng. Ví dụ: giá trị sản lượng công nghiệp theo từng tỉnh, diện tích rừng các tinh… Như vậy, phương pháp này không chỉ rõ sự phân bố cụ thể của đối tượng trong đơn vị lãnh thổ mà biểu đồ đặt vào, để nó thể hiện giá trị tông cộng của đối tượng trong lãnh thổ đó. Phương pháp này thể hiện dược đặc tính số lượng (bằng kích thước của biểu đồ), chất lượng (bàng màu sắc hoặc hình dáng biểu đồ), cấu trúc (bằng việc chia biểu đồ thành các phần nhỏ) và động lực của hiện tượng (bằng cách dựng các biểu đồ cỏ độ lớn khác nhau).
– Phương pháp khoanh vùng
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp vùng phân bố. Phương pháp khoanh vùng dùng để thể hiện không gian phân bố của một đối tượng, hiện tượng nào đó, ví dụ: vùng dân tộc khác nhau, vùng phân bố cây thuốc nam, vùng phân bố trâu, bò… Các vùng thuộc các hiện tượng khác nhau có thể không kề nhau, có thê xen kẽ nhau, thậm chí có thể che cho nhau do phụ thuộc vào vị trí tương quan thực tế của các hiện tượng đó. Người ta có thể dùng màu sắc, nét chải, kí hiệu… để thể hiện sự phân bố của đối tượng (chú ý kí hiệu ở phương pháp vùng phân bố không gắn với một điểm cụ thể trên bản đồ tương ứng với ngoài thực tế như phương pháp kí hiệu, mà kí hiệu ở đây tượng trưng cho sự có mặt của đối tượng trên toàn vùng).
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức