Câu trả lời chính xác nhất: Phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm của đối tượng địa lý là: sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội.
Khả năng biểu hiện:
+ Hướng di chuyển của đối tượng.
+ Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.
– Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, hướng động vật di cư, hướng vận tải hàng hóa, di dân,…
Các bạn hãy cùng THPT Trịnh Hoài Đức tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp đường chuyển động, cũng như một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí khác qua bài mở rộng kiến thức sau đây nhé.
-Các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ.
+ Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.
Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ là:
– Phương pháp kí hiệu
– Phương pháp đường chuyển động (Phương pháp kí hiệu đường chuyển động)
– Phương pháp chấm điểm
– Phương pháp bản đồ – biểu đồ
– Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.
– Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.
– Các dạng kí hiệu:
+ Kí hiệu hình học
+ Kí hiệu chữ
+ Tượng hình
– Khả năng biểu hiện: Phương pháp kí hiệu không chỉ xác định được vị trí của đối tượng mà còn thể hiện cả số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng của đối tượng.
– Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.
– Khả năng biểu hiện:
+ Hướng di chuyển của đối tượng.
+ Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.
Ví dụ:
– Trên bàn đồ tự nhiên là hướng gió, dòng biển…
– Trên bản đồ kinh tế – xã hội là các luồng di dân, sự vận chuyển hàng hoá, hành khách, đường hành quân…
– Phương pháp chấm điểm dùng để biểu hiện các hiện tượng phân bổ tản mạn, phân tán trên lãnh thổ.
– Các dạng kí hiệu: Đó là các dấu chấm (.). Mỗi dấu chấm trên bản đồ đều chứa một giá trị nào đó.
– Ví dụ: phân bố dân cư, nhất là dân cư nông thôn; phân bố cây trồng, vật nuôi…
– Thực chất của phương pháp này là các điểm chấm ứng với một số lượng nhất định các đối tượng và được bố trí ở chỗ tương ứng của đối tượng đó trên bản đồ. Kết quả là sẽ đưa lên trên bản đồ một số lượng điểm có độ lớn bằng nhau. Tập hợp các điểm đó (độ dày đặc) cho ta khái niệm rõ rệt về sự phân bố của đối tượng, còn số lượng điểm cho phép ta xác định số lượng của đối tượng.
– Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các đơn vị lãnh thổ đó.
– Khả năng biểu hiện:
+ Thể hiện được chính xác vị trí của đối tượng.
+ Số lượng của đối tượng. (Cột dài hay ngắn)
+ Chất lượng của đối tượng.
+ Cấu trúc của đối tượng.
Ví dụ: sản lượng thuỷ sản đánh bắt và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.
Phương pháp biểu hiện | Đối tượng biểu hiện | Khả năng biểu hiện |
1. Phương pháp kí hiệu |
– Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. – Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. |
– Vị trí phân bố của đối tượng. – Số lượng của đối tượng – Chất lượng của đối tượng. |
2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động | – Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội. |
– Hướng di chuyển của đối tượng. – Khối lượng của đối tượng di chuyển. – Chất lượng của đối tượng di chuyển. |
3. Phương pháp chấm điểm | – Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau. |
– Sự phân bố của đối tượng. – Số lượng của đối tượng. |
4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ | – Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó. |
– Số lượng của đối tượng. – Chất lượng của đối tượng. – Cơ cấu của đối tượng |
——————————-
Trên đây là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Phương pháp đường chuyển động biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí và một số kiến thức liên quan tới các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. THPT Trịnh Hoài Đức hi vọng với những kiến thức đó sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn nữa. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức