Câu hỏi: Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước? Vì sao?
A. Ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.
B. Ngân sách nhà nước được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Ngân sách nhà nước được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.
D. Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước.
Lời giải:
– Nội dung “D. Ngân sách nhà nước là văn bản tài chính mô tả các khoản thu và chi của Nhà nước.” không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước.
– Vì: đặc điểm của Ngân sách nhà nước là:
+ Bao gồm toàn bộ các khoản thu chỉ được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.
+ Được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp
+ Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.
* Ngân sách nhà nước là gì?
Trong hệ thống tài chính, ngân sách nhà nước(NSNN) là bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình. Mặt khác nó còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội.
Xét theo biểu hiện bên ngoài: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định hướng các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ – quỹ NSNN và các khoản đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy. Những khoản thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là các quan hệ được xác định trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Bởi vậy, trên phương diện kinh tế, có nhiều định nghĩa về NSNN khác nhau:
Xét về bản chất kinh tế chứa đựng trong NSNN: Các hoạt động thu chi Ngân sách đều phản ánh những quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội gắn với quá trình tạo lập quản lý và sử dụng quỹ NSNN. Hoạt động đó đa dạng được tiến hành trên hầu khắc các lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ thể kinh tế xã hội. Những quan hệ thu nộp cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được xác định trước, được định lượng và nhà nước sử dụng chúng để điều tiết vĩ mô kinh tế xã hội.
Như vậy, trên phương diện kinh tế có thể hiểu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ chung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở luật định.
* Vai trò của Ngân sách nhà nước
– Thứ nhất, với chức năng phân phối, ngân sách có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của Nhà nước. Đó là vai trò truyền thống của Ngân sách nhà nước trong mọi mô hình kinh tế. Nó gắn chặt với các chi phí của Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
– Thứ hai, Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính của Nhà nước góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Nhà nước sử dụng Ngân sách nhà nước như là công cụ tài chính để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, giá cả cũng như giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn về bất ổn định KT-XH.
Muốn thực hiện tốt vai trò này Ngân sách nhà nước phải có quy mô đủ lớn để Nhà nước thực hiện các chính sách tài khóa phù hợp (nới lỏng hay thắt chặt) kích thích sản xuất, kích cầu để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội.
– Thứ ba, Ngân sách nhà nước là công cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của KTTT, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững. KTTT phân phối nguồn lực theo phương thức riêng của nó, vận hành theo những quy luật riêng của nó.
>>>Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức