Câu hỏi: Những thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á còn có giá trị thực tiễn đến ngày nay? Cho một vài ví dụ cụ thể
Trả lời
Những thành tựu văn minh Đông Nam Á vẫn còn giá trị thực tiễn đến ngày nay:
– Hệ thống chữ viết riêng của các quốc gia được La-tinh hóa và được sử dụng phổ biến rộng rãi cho tới ngày nay.
– Hàng loạt các công trình điêu khắc, kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử, văn hóa. Đồng thời nó cũng có giá trị phát triển du lịch trong và ngoài nước.
– Tín ngưỡng, tôn giáo như thờ thần Lúa, thờ cúng tổ tiên…thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người dân. Nó cũng được khai thác để mang giá trị du lịch tâm linh địa phương.
>>> Xem đầy đủ: Soạn Sử 10 Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ – trung đại
Tìm hiểu về chữ viết La-tinh
Chữ Latinh, còn gọi là chữ La Mã, là tập hợp bao gồm hai loại chữ cái sau:
– Các chữ cái ban đầu được dùng để viết tiếng Latinh, về sau còn được dùng để viết các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Latinh. Phần lớn các chữ cái có trong chữ Quốc ngữ, chẳng hạn như ba chữ cái a, b, c, là chữ cái thuộc loại này.
– Các chữ cái khác được sử dụng kết hợp với các chữ cái thuộc loại đầu. Chữ Quốc ngữ chứa bảy chữ cái thuộc loại thứ hai này là ă, â, đ, ê, ô, ơ, ư.
Chữ Latinh là loại văn tự chữ cái được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay.
Cùng với sự bành trướng của Đế quốc La Mã, chữ Latinh cùng tiếng Latinh cũng mở rộng từ bán đảo Ý sang các vùng lân cận bên bờ Địa Trung Hải. Cho đến cuối thế kỷ XV, chữ Latinh đã phổ biến khắp Tây, Bắc và Trung Âu, chỉ có Đông và Nam Âu vẫn tiếp tục sử dụng chữ Kirin. Ở giai đoạn sau, cùng với quá trình thực dân hóa của các quốc gia châu Âu, chữ Latinh bắt đầu xuất hiện trên khắp thế giới, từ châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi và một phần châu Á.
Chữ Latinh được điều chỉnh lại cho thích hợp để dùng trong các ngôn ngữ khác, thỉnh thoảng là nhằm thể hiện âm vị không có trong ngôn ngữ khác được viết bằng chữ Latinh. Vì lẽ đó mà người ta tạo ra các cách viết mới để ghi các âm này, thông qua việc thêm dấu phụ lên các chữ cái có sẵn, ghép nhiều chữ cái lại với nhau, sáng tạo ra chữ cái mới hoàn toàn hoặc gán một chức năng đặc biệt do một bộ đôi hoặc bộ ba chữ cái. Vị trí của các chữ cái mới này trong bảng chữ cái có thể khác nhau, tùy thuộc từng ngôn ngữ.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức
Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10