• Trang chủ
  • Những nhóm ngành nghề nào sau đây liên quan chặt chẽ đến kiến thức môn Địa lí?
storage/uploads/nhung-nhom-nganh-nghe-nao-sau-day-lien-quan-chat-che-den-kien-thuc-mon-dia-li_1

Những nhóm ngành nghề nào sau đây liên quan chặt chẽ đến kiến thức môn Địa lí?

Địa lý học là một ngành học thú vị, đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Vậy Những nhóm ngành nghề nào sau đây liên quan chặt chẽ đến kiến thức môn Địa lí? Hãy cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

Câu hỏi: Những nhóm ngành nghề nào sau đây liên quan chặt chẽ đến kiến thức môn Địa lí?

A. Dân số, tài nguyên, môi trường.

B. Thể dục, thể thao, văn hóa.

C. Lịch sử, khảo cổ, công tác xã hội.

D. Kinh tế, công nghệ, ngoại giao.

Đáp án đúng là: A. Dân số, tài nguyên, môi trường.

Giải thích của giáo viên tại sao chọn đáp án A

Ngành Địa lý học – Geography: là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái đất. Địa lý học gồm hai nhóm ngành khoa học chính là Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế – xã hội.

Địa lý học là một ngành học thú vị, đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Cơ hội việc làm ngành Địa lý học khá rộng mở, với những kiến thức được đào tạo trong trường. Những nhóm ngành nghề liên quan chặt chẽ đến kiến thức môn Địa lí: Dân số, tài nguyên, môi trường.

 

Những nhóm ngành nghề nào sau đây liên quan chặt chẽ đến kiến thức môn Địa lí?

– Cơ hội việc làm sau khi học ngành Địa lý

Cơ hội việc làm ngành Địa lý học khá rộng mở, với những kiến thức được đào tạo trong trường, sinh viên ngành này có thể làm các công việc sau:

+ Nghiên cứu, giảng dạy địa lý ở bậc đại học, cao đẳng và trung học phổ thông (khi được bổ sung kiến thức về sư phạm).

+ Đảm nhận công việc trong các lĩnh vực tổ chức và quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và đô thị.

+ Chuyên ngành Địa lý kinh tế: người tốt nghiệp có đủ khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực: Phân vùng kinh tế và quy hoạch vùng; Tổ chức sản xuất kinh tế theo không gian lãnh thổ; Quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn.

+ Chuyên ngành Địa lý dân số – xã hội: người tốt nghiệp có đủ kiến thức cơ bản, khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực: Dân số và các vấn đề phát triển; Dân số, sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình; Quản trị nguồn nhân lực.

+ Chuyên ngành Địa lý du lịch: người tốt nghiệp có đủ kiến thức cơ bản, khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực: Quy hoạch và tổ chức các lãnh thổ du lịch; Hướng dẫn du lịch; Quản trị du lịch.

– Khái niệm về ngành Địa lý

+ Địa lý hay Địa lý học (hay còn gọi tắt là địa) (tiếng Hy Lạp: γεωγραφία, chuyển tự geographia, nghĩa là “mô tả Trái Đất”) là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. 

+ Đây là ngành khoa học nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt Trái đất, mối tương tác giữa xã hội loài người và môi trường tự nhiên… Nói một cách đơn giản, học về địa lý chính là học về thế giới chúng ta đang sinh sống.

>>> Tham khảo: Đặc điểm cơ bản nhất của môn Địa lí là gì?

Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

trinhhoaiduc
@ Trường THPT Trịnh Hoài Đức – Trường Trung Học Chất Lượng Cao
Bài viết mới nhất
Chuyên mục
Bài viết liên quan
Bài viết xem nhiều

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Danh mục bài viết