Các mảng kiến tạo có độ dày khoảng 100 km (60 dặm) và bao gồm hai loại vật liệu cơ bản: lớp vỏ đại dương (còn gọi là quyển sima) và lớp vỏ lục địa (quyển sơn). Nằm dưới chúng là 1 lớp tương đối dẻo của lớp phủ được gọi là quyển mềm (asthenosphere), nó chuyển động liên tục. Lớp này đến lượt của mình lại có một lớp rắn chắc hơn của lớp phủ nằm dưới nó. Nhìn chung vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường là những nơi không ổn định, có hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa.
A. Là những nơi không ổn định, có hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa.
B. Rất ổn định.
C. Có diện tích nhỏ và kéo dài theo chiều kinh tuyến.
D. Hình thành các dãy núi trẻ, cao đồ sộ.
Đáp án đúng: A. Là những nơi không ổn định, có hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa.
Mảng kiến tạo, xuất phát từ thuyết kiến tạo mảng, là một phần của lớp vỏ Trái Đất (tức thạch quyển). Bề mặt Trái Đất có thể chia ra thành 7 mảng kiến tạo chính và nhiều mảng kiến tạo nhỏ. Nhìn chung vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường là những nơi không ổn định, có hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa.
– Thuyết kiến tạo mảng gồm những khái niệm nào?
Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo. Trên Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn.
Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển.
Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.
Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa…
Thuyết kiến tạo mới cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng gọi là các mảng kiến tạo.
Các mảng kiến tạo lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ân Độ – Ô – Xờ-xtrây-li-a, mảng Âu – Á, máng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực.
Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.
Trong khi di chuyển, các mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Hoạt động chuyển dịch của một số mảng lớn của vỏ Trái Đất là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa,…
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức