Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng Mảng Âu — Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin. Vì nằm ở tiếp xúc của một số mảng kiến tạo, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều thiệt hại. Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần.
A. Mảng Âu — Á, mảng Thái Binh Dương, mảng Án Độ — Ô-xtrây-li-a.
B. Mảng Âu — Á, máng Thái Binh Dương, mảng Phi.
C. Mảng Âu — Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin.
D. Mảng Âu — Á, mảng Phi, mảng Phi-Iip-pin.
Đáp án đúng: C. Mảng Âu — Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin.
Nhật Bản là một đảo quốc bao gồm một quần đảo địa tầng trải dọc tây Thái Bình Dương ở Đông Bắc Á, với các đảo chính bao gồm Honshu, Kyushu, Shikoku và Hokkaido. Nhật Bản nằm ở nơi tiếp xúc của các mảng Mảng Âu — Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Phi-lip-pin.
Nhật Bản là một đảo quốc bao gồm một quần đảo địa tầng trải dọc tây Thái Bình Dương ở Đông Bắc Á, với các đảo chính bao gồm Honshu, Kyushu, Shikoku và Hokkaido.Mảng Philippin là một mảng kiến tạo nằm dưới đáy Thái Bình Dương ở phía đông của Philippines, Nhật Bản nằm ở phía bắc. Các đảo Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska. Nhật Bản có bờ biển dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ nhưng rất tốt và đẹp. Đồi núi chiếm 73% diện tích tự nhiên cả nước, trong đó không ít núi là núi lửa, có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 532 ngọn núi cao hơn 2000 mét. Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sĩ (Fujisan 富士山) cao 3776 mét. Giữa các núi là các cao nguyên và bồn địa. Nhật Bản có nhiều thác nước, suối, sông và hồ. Đặc biệt, ở Nhật Bản có rất nhiều suối nước nóng, là nơi hàng triệu người Nhật thường tới để nghỉ ngơi và chữa bệnh.
Vì nằm ở tiếp xúc của một số mảng kiến tạo, nên Nhật Bản hay có động đất gây nhiều thiệt hại. Động đất ngoài khơi đôi khi gây ra những cơn sóng thần.
* Thuận lợi
+ Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.
+ Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.
– Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.
– Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.
– Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.
– Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng…
* Khó khăn
– Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước.
– Địa hình chủ yếu là núi, có nhiều núi lửa, động đất; ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15o).
– Nghèo khoáng sản.
– Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần.
>>> Tham khảo: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý đối với phát triển kinh tế xã hội Nhật Bản
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức