Câu hỏi: Nhà nước tổ chức trưng câu dân ý về Luật Nghĩa vụ quân sự, bạn T đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến qua hòm thư góp ý của Quốc hội, đồng thời, còn động viên bạn bè cùng tham gia để hoàn thiện luật cho phù hợp với thực tiễn đất nước.
Theo em, T và các bạn đã thực hiện những quyền gì trong việc tham gia trưng cầu ý dân?
Lời giải:
– Nhà nước thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
– Quyền đó giúp bạn T có thể tham gia vào công việc chung của xã hội.
* Dân chủ trực tiếp là gì?
Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng nhà nước.
Đây là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và trực tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… theo biểu quyết đa số, là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất.
Ví dụ: Tất cả công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra những người mình tin tưởng, đủ đức đủ tài vào trong Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu quốc hội.
* Ý nghĩa
Dân chủ trực tiếp đề cập đến một hình thức chính phủ trong đó công dân tham gia một cách chính đáng vào việc quản lý của chính phủ.
Dân chủ gián tiếp bao hàm một nền dân chủ trong đó mọi người bầu cho người đại diện của họ, để đại diện cho họ trong việc tham gia đến công việc của cộng đồng, đất nước.
* Ưu điểm
Nêu ra các vấn đề quan trọng với toàn thể hoặc một bộ phận dân chúng mà cơ quan nhà nước không để ý hoặc muốn giấu đi.
Cho phép nhân dân lấy lại quyền lực của mình từ các đảng phái chính trị hoặc từ những quan chức được bầu ra để bảo đảm việc thực thi quyền lực đó vì lợi ích của đa số công chúng chứ không phải vì lợi ích của một nhóm hay một cá nhân trong xã hội.
Cho phép nhân dân quyết định và kiểm soát con đường phát triển của đất nước.
Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là của cơ quan lập pháp.
Buộc các nhà chính trị phải có sự cạnh tranh (uy tín, ảnh hưởng), qua đó nâng cao trách nhiệm của họ với dân chúng.
Chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị, tái lập chính thể dân chủ đại nghị.
* Pháp luật về dân chủ trực tiếp trong Hiến pháp năm 2013
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với dân chủ hóa trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và đời sống xã hội. Mở rộng dân chủ trực tiếp là hướng tiếp cận rất quan trọng để đạt được mục tiêu đó ở nước ta hiện nay. Để mở rộng dân chủ trực tiếp, việc hoàn thiện cơ chế pháp lý về vấn đề này là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất. Vì thế, nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp hiện là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn ở nước ta.
Trưng cầu ý dân là một chế định có tính xuyên suốt trong các Hiến pháp Việt Nam từ trước tới nay. Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân (Điều 70) và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội (Điều 74).
>>> Xem toàn bộ: Soạn Kinh tế Pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức