Ngoại lực là những nguồn lực ở bên ngoài trên bề mặt trái đất, chủ yếu đến từ năng lượng của bức xạ mặt trời. Đồng thời nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng từ bức xạ Mặt Trời.
A. Nguồn năng lược từ đại dương (sóng, thủy triều, dòng biển…).
B. Nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. Nguồn năng lượng từ bức xạ Mặt Trời.
D. Nguồn năng lượng từ lòng đất.
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Nguồn năng lượng từ bức xạ Mặt Trời.
Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng từ bức xạ Mặt Trời.
Ngoại lực là những nguồn lực ở bên ngoài trên bề mặt trái đất, chủ yếu đến từ năng lượng của bức xạ mặt trời. Đồng thời nguồn năng lượng tạo ra ngoại lực chủ yếu là bức xạ mặt trời.
– Tác nhân ngoại lực là các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa…), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển…), sinh vật (động, thực vật) và con người.
– Khái niệm: Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
– Nơi diễn ra: Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.
– Các dạng phong hóa: hóa học, lí học và sinh học.
* Phong hóa lí học
– Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
– Nguyên nhân chủ yếu: Sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động của con người,…
– Kết quả: đá nứt vỡ, mảnh vụn,…
* Phong hóa hóa học
– Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
– Nguyên nhân: Tác động của chất khí, các chất khoáng chất hòa tan trong nước,…
– Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.
* Phong hóa sinh học
– Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật.
– Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất,…
– Kết quả: Đá bị phá hủy về mặt cơ giới và mặt hóa học.
– Sản phẩm: Một phần tạo thành lớp vỏ phong hóa, một phần tạo ra sản phẩm cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.
Điểm giống nhau giữa nội lực và ngoại lực
Có thể thấy ngay điểm giống nhau của nội lực và ngoại lực đó là đều là lực tác động lên Trái Đất.
Điểm khác nhau giữa nội lực và ngoại lực
Điểm khác nhau đầu tiên giữa nội lực và ngoại lực đó là nơi sinh ra hai lực này. Nội lực được sinh ra từ bên trong trái đất còn ngoại lực sinh ra bên ngoài trái đất.
Về nguyên nhân sinh ra, nội lực hay các lực bên trong sinh ra do một số nguyên nhân như do sự dịch chuyển và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất hay do sự phân hủy của các chất phóng xạ,…Còn đối với ngoại lực nguyên nhân sinh ra chủ yếu do nguồn bức xạ của mặt trời.
Điểm khác nhau tiếp theo phải kể đến đó là kết quả sinh ra nội lực và ngoại lực. Việc sinh ra nội lực làm cho bề mặt trái đất nhô lên còn ngoại lực sẽ làm cho bề mặt Trái Đất có xu hướng phẳng lại.
Về quá trình tạo ra nội lực là trải qua quá trình vận động. Đối với ngoại lực sẽ phải trải qua bốn quá trình đó là bóc mòn, bồi tụ, phong hóa, vận chuyển.
>>> Xem thêm: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực như thế nào?
Câu 1: Ngoại lực là
A. Lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.
B. Lực phát sinh từ bên trong trái đất.
C. Lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ mặt trời.
D. Lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt trái đất.
Đáp án: D
Giải thích: Mục I, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Nguồn năng lượng sinh ra ngoài lực chủ yếu là
A. Nguồn năng lượng từ đại dương ( sóng , thủy triều , dòng biển .. ).
B. Nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. Nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời.
D. Nguồn năng lượng từ lòng đất.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Tác nhân của ngoại lực là
A. Sự nâng lên và hệ số của vỏ trái đất theo chiều thẳng đứng.
B. Yếu tố khí hậu các dạng nước , sinh vật và con người.
C. Sự uốn nếp các lớp đá.
D. Sự đứt gãy các lớp đất đá.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Quá trình phong hóa là
A. Quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
B. Quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi rời khỏi vị trí ban đầu.
C. Quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác.
D. Quá trình tích tụ ( tích lũy ) các sản phẩm đã bị phá hủy , biến đổi.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất, vì đó là nơi.
A. Trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời.
B. Tiếp xúc trực tiếp với khí quyển , thủy quyền và sinh quyển.
C. Chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Đăng bởi: THPT Trịnh Hoài Đức